TP. HCM: Đề xuất dạy học trực tiếp đối với địa bàn dịch cấp 1, 2
Tờ trình do ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ký đề xuất giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên bắt đầu học trực tuyến từ ngày 1/9/2021 (trung học) và 8/9/2021 (tiểu học). Ngành giáo dục thành phố xác dịnh việc học trực tuyến sẽ kéo dài trong học kỳ I. Đối với giáo dục mầm non chưa bắt đầu năm học mới.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu đặt ra là phải đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Theo đó các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) sẽ tổ chức dạy trực tiếp, nhưng không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong trường hợp đảm bảo các điều kiện an toàn, có thể bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước học sinh nhưng phải đảm bảo giãn cách, thực hiện đúng bộ tiêu chí đánh giá an toàn Covid-19 trong ngành giáo dục do UBND TP ban hành. Các trường cũng cần chuẩn bị hạ tầng công nghệ, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao), cần tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học. Với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12. Khi tổ chức học trực tiếp nên bố trí lệch ca, lệch giờ, không tập trung đông người, giãn cách tối đa.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.
Với giáo dục mầm non, chỉ những giáo viên được tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 trước 2 tuần mới được bắt đầu vào trường. Giáo viên tiêm đủ liều vắc xin dược phép di chuyển từ nhà đến trường để làm việc. Thời gian đầu chỉ nhận giữ trẻ 1 buổi, không ăn sáng, không bán trú, chia đôi lớp và bố trí lệch buổi. Sau mỗi tuần, Phòng GD-ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND huyện điều chỉnh phương án theo hướng mở dần (tổ chức ăn sáng, bán trú, bỏ tách lớp...).
Hiện nay, TP.HCM có 9 quận, huyện đạt cấp 1 (bình thường mới); 12 địa phương cấp 2 (nguy cơ trung bình) và 1 quận ở cấp 3 (nguy cơ cao). Cụ thể, vùng xanh (cấp độ 1) gồm: Thành phố Thủ Đức, các quận huyện Gò Vấp, Tân Bình, 1, 7, 8, 10, Cần Giờ, Củ Chi. Vùng vàng (cấp độ 2) gồm các quận huyện: 3, 4, 5, 6, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh. Quận Bình Tân là địa phương duy nhất ở vùng cam (cấp độ 3).
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.