Tuyển sinh đại học 2017: Các trường lo thí sinh “ảo”
2016-12-21 09:18:43
0 Bình luận
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 có nhiều điểm mới: Bỏ điểm sàn xét tuyển vào đại học; thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 để lấy ý kiến xã hội, nhiều ý kiến đồng tình với những điểm đổi mới của dự thảo vì tăng quyền tự chủ cho các trường, còn thí sinh cũng tăng cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, cũng còn ý kiến băn khoăn vì nếu cho thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng thì các trường khó xác định được tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ảo.
Dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, như: bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bậc đại học; thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, vào nhiều trường khác nhau; thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với thời gian đăng ký dự thi THPT, sau đó có thể được điều chỉnh nguyện vọng...
Các trường và thí sinh sử dụng chung Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng ký xét tuyển và xét tuyển sinh. Lãnh đạo các trường cho rằng, việc ban hành dự thảo về tuyển sinh trong thời điểm này là động thái tích cực để các trường kịp thời xây dựng phương án xét tuyển và thí sinh cũng lựa chọn ngành, trường để đăng ký.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tôi ủng hộ phương án thí sinh được chọn nhiều nguyện vọng và nhiều trường. Thí sinh chọn nguyện vọng thì cũng sẽ chọn cả phương án dự phòng có nghĩa là chọn một số trường ở tốp trên, một số trường ở tốp giữa, một số trường ở tốp dưới để đảm bảo mình có thể đỗ đại học.
Năm nay, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải bắt buộc theo thứ tự ưu tiên và thí sinh chỉ đỗ được nguyện vọng cao nhất và các trường khi có cơ sở dữ liệu của toàn thể tất cả thí sinh đăng ký thì có khả năng lọc ảo và Bộ sẽ giúp cho việc lọc ảo đó”.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng băn khoăn về việc không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh sẽ gây ra tình trạng hồ sơ trúng tuyển ảo cho các trường.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, thí sinh đăng ký càng nhiều nguyện vọng thì tình trạng hồ sơ ảo càng lớn. Dù các trường đều biết thông tin đăng ký của thí sinh nhưng rất khó biết được các em có đến trường nhập học hay không.
“Về các đổi mới thì đương nhiên mỗi đổi mới thì sẽ có một số thuận lợi và một số khó khăn. Việc tăng lựa chọn cho các em thì đối với các trường, đặc biệt là các trường top dưới sẽ gặp một số khó khăn khi các em có nhiều nguyện vọng lựa chọn. Cũng phải đặt ra tình huống là nhiều em trúng tuyển vào những nguyện vọng 5-6-7 nếu các em đăng ký tới bằng đấy nguyện vọng thì nhiều khả năng các em cũng có thể đăng ký để được đỗ chứ chưa chắc các em đi học thì đấy cũng là một cái ảo mà chúng ta chưa lường được”- ông Khắc Thạc nói.
Một thay đổi nữa trong dự thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đó là việc Bộ không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi xét tuyển đại học; vì cho rằng đây là bước tiến quan trọng tiến tới giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường trong việc xét tuyển.
Trong 2 năm 2015-2016, nhiều trường vừa tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia, vừa tuyển sinh theo kết quả học bạ trung học phổ thông, nên quy định về điểm sàn không còn nhiều ý nghĩa. Khi giao quyền tự chủ thì các trường sẽ có trách nhiệm hơn trong tuyển sinh.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nếu không có điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng dễ dẫn đến tình trạng các trường top trên, trường top giữa đặt điểm chuẩn xét tuyển thấp, gây khó khăn cho các trường top dưới và trường ngoài công lập.
Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa thêm quy định về điểm chuẩn xét tuyển đối với từng nhóm trường để tránh tình trạng các trường top trên, trường công lập kéo dài thời gian xét tuyển để “vợt” hết thí sinh, còn các trường top dưới, trường ngoài công lập lại không tuyển được thí sinh.
“Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường đại học chuẩn bị xét tuyển phải công bố điểm chuẩn của các trường. Công bố đó có lợi ích là để khống chế mức độ tuyển sinh của các trường, thứ 2 là đảm bảo về mặt khoa học, tức là ngưỡng kiến thức để các học trò vào trường ấy là có thể tiếp thu được kiến thức. Không thể một trường như Đại học Bách khoa, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng lại bằng điểm chuẩn của các trường ngoài công lập được. Bộ không công bố điểm sàn chung nhưng phải có điểm chuẩn từng nấc một để cho các trường xem xét, chứ không thể để các trường tự động muốn làm gì thì làm, muốn xét đến bao giờ thì xét”- ông Văn Hóa nói.
Một số ý kiến cũng cho rằng, kéo dài thời gian xét tuyển đến hết năm là không cần thiết vì sẽ khó tổ chức lớp học và các hoạt động đào tạo khác.
Dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, như: bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bậc đại học; thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, vào nhiều trường khác nhau; thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với thời gian đăng ký dự thi THPT, sau đó có thể được điều chỉnh nguyện vọng...
Các trường và thí sinh sử dụng chung Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng ký xét tuyển và xét tuyển sinh. Lãnh đạo các trường cho rằng, việc ban hành dự thảo về tuyển sinh trong thời điểm này là động thái tích cực để các trường kịp thời xây dựng phương án xét tuyển và thí sinh cũng lựa chọn ngành, trường để đăng ký.
Học sinh trường THPT Trần Phú, Hà Nội xem lại bài sau khi kết thúc môn thi |
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tôi ủng hộ phương án thí sinh được chọn nhiều nguyện vọng và nhiều trường. Thí sinh chọn nguyện vọng thì cũng sẽ chọn cả phương án dự phòng có nghĩa là chọn một số trường ở tốp trên, một số trường ở tốp giữa, một số trường ở tốp dưới để đảm bảo mình có thể đỗ đại học.
Năm nay, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải bắt buộc theo thứ tự ưu tiên và thí sinh chỉ đỗ được nguyện vọng cao nhất và các trường khi có cơ sở dữ liệu của toàn thể tất cả thí sinh đăng ký thì có khả năng lọc ảo và Bộ sẽ giúp cho việc lọc ảo đó”.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng băn khoăn về việc không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh sẽ gây ra tình trạng hồ sơ trúng tuyển ảo cho các trường.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, thí sinh đăng ký càng nhiều nguyện vọng thì tình trạng hồ sơ ảo càng lớn. Dù các trường đều biết thông tin đăng ký của thí sinh nhưng rất khó biết được các em có đến trường nhập học hay không.
“Về các đổi mới thì đương nhiên mỗi đổi mới thì sẽ có một số thuận lợi và một số khó khăn. Việc tăng lựa chọn cho các em thì đối với các trường, đặc biệt là các trường top dưới sẽ gặp một số khó khăn khi các em có nhiều nguyện vọng lựa chọn. Cũng phải đặt ra tình huống là nhiều em trúng tuyển vào những nguyện vọng 5-6-7 nếu các em đăng ký tới bằng đấy nguyện vọng thì nhiều khả năng các em cũng có thể đăng ký để được đỗ chứ chưa chắc các em đi học thì đấy cũng là một cái ảo mà chúng ta chưa lường được”- ông Khắc Thạc nói.
Một thay đổi nữa trong dự thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đó là việc Bộ không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi xét tuyển đại học; vì cho rằng đây là bước tiến quan trọng tiến tới giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường trong việc xét tuyển.
Trong 2 năm 2015-2016, nhiều trường vừa tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia, vừa tuyển sinh theo kết quả học bạ trung học phổ thông, nên quy định về điểm sàn không còn nhiều ý nghĩa. Khi giao quyền tự chủ thì các trường sẽ có trách nhiệm hơn trong tuyển sinh.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nếu không có điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng dễ dẫn đến tình trạng các trường top trên, trường top giữa đặt điểm chuẩn xét tuyển thấp, gây khó khăn cho các trường top dưới và trường ngoài công lập.
Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa thêm quy định về điểm chuẩn xét tuyển đối với từng nhóm trường để tránh tình trạng các trường top trên, trường công lập kéo dài thời gian xét tuyển để “vợt” hết thí sinh, còn các trường top dưới, trường ngoài công lập lại không tuyển được thí sinh.
“Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường đại học chuẩn bị xét tuyển phải công bố điểm chuẩn của các trường. Công bố đó có lợi ích là để khống chế mức độ tuyển sinh của các trường, thứ 2 là đảm bảo về mặt khoa học, tức là ngưỡng kiến thức để các học trò vào trường ấy là có thể tiếp thu được kiến thức. Không thể một trường như Đại học Bách khoa, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng lại bằng điểm chuẩn của các trường ngoài công lập được. Bộ không công bố điểm sàn chung nhưng phải có điểm chuẩn từng nấc một để cho các trường xem xét, chứ không thể để các trường tự động muốn làm gì thì làm, muốn xét đến bao giờ thì xét”- ông Văn Hóa nói.
Một số ý kiến cũng cho rằng, kéo dài thời gian xét tuyển đến hết năm là không cần thiết vì sẽ khó tổ chức lớp học và các hoạt động đào tạo khác.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn