USAID hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam
Các dự án hỗ trợ người khuyết tật (NKT) của USAID đã phát triển theo thời gian, từ hoạt động cung cấp hỗ trợ nhân đạo trực tiếp như chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình đến xây dựng một hệ thống cung cấp những dịch vụ thiết yếu dành cho NKT bất kể nguyên nhân, hỗ trợ xây dựng các chính sách và quy định về NKT và tăng cường vận động vì quyền và hòa nhập dành cho NKT. Những dự án này đã góp phần cải thiện chất lượng sống cho NKT ở Việt Nam với những tác động như: 1) Hỗ trợ trực tiếp cho hơn 30.000 NKT ở Việt Nam; 2) Cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN) và dịch vụ xã hội dành cho NKT; 3) Cải thiện chính sách và vận động chính sách vì NKT; 4) Tăng cường năng lực cho các đối tác về quản lý, thực hiện và hỗ trợ dành cho NKT.
Một số dự án điển hình như:
- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh trên địa bàn 8 tỉnh, gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Kon Tum do 10 đối tác trong nước và quốc tế thực hiện bao phủ nhiều dịch vụ dành cho NKT. Dự án mới nhất với ngân sách 65 triệu đô la (thời gian thực hiện: 2020-2024) nằm trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ Ý định được ký vào tháng 4/2019 giữa USAID và Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh tại Việt Nam (Văn phòng 701). Đây là dấu mốc mở ra một chương mới trong quan hệ đối tác hợp tác giữa USAID Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam.
- Dự án Tăng cường chăm sóc Y tế và Đào tạo PHCN nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc cho người bị suy giảm chức năng não bộ, tăng cường năng lực cho cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực PHCN và cải thiện chất lượng các chương trình đào tạo về PHCN. Thời gian thực hiện: 2015-2023; Ngân sách: 10,3 triệu đô la.
USAID hỗ trợ dịch vụ phục hồi chức năng tại Bình Phước. Ảnh tư liệu của USAID
- Dự án tăng cường chăm sóc y tế và đào tạo phục hồi chức năng : thúc đẩy thực thi các quyền của NKT và chính sách về NKT, cải thiện các dịch vụ hoạt động trị liệu và đào tạo về hoạt động trị liệu. Thời gian thực hiện: 2015-2023; ngân sách: 10,7 triệu đô la.
- Dự án hỗ trợ thực thi điều phối chính sách và quyền của NKT : thúc đẩy thực thi các quyền của NKT và chính sách về NKT, cải thiện các dịch vụ hoạt động trị liệu và đào tạo về hoạt động trị liệu. Thời gian thực hiện: 2015-2023; ngân sách: 10,7 triệu đô la.
- Dự án tăng cường năng lực mạng lưới dịch vụ và trị liệu cho trẻ em khuyết tật: cung cấp dịch vụ phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai. Thời gian thực hiện: 2015-2022; ngân sách: 5,6 triệu đô la.
- Dự án "vượt lên tất cả": cung cấp dụng cụ hỗ trợ chất lượng cao và phù hợp cho NKT, tăng cường năng lực của các chuyên gia y tế và tăng cường vận động chính sách và thông tin về dịch vụ cung cấp dụng cụ hỗ trợ. Thời gian thực hiện: 2015-2021; ngân sách: 7,9 triệu đô la.
- Dự án "tiếp cận cho tất cả": cải thiện tiếp cận các công trình cơ sở vật chất cho NKT ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Phước, nâng cao nhận thức về quyền của NKT, hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực cho các tổ chức tự lực của NKT và hỗ trợ những nỗ lực vận động của các tổ chức này nhằm cải thiện nhu cầu tiếp cận cho NKT. Thời gian thực hiện: 2017-2021; ngân sách: 1,99 triệu đô la.
- Dự án "hãy nắm tay tôi:: phát triển một mô hình bền vững và có thể mở rộng được nhằm cải thiện dịch vụ PHCN và chăm sóc tại nhà dành cho NKT ở các tỉnh Bình Định và Quảng Nam. Thời gian thực hiện: 2018-2021; ngân sách: 1,9 triệu đô la.
- Dự án "tôi lớn mạnh": cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho trẻ em và người lớn bị khuyết tật về trí tuệ và phát triển ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Thời gian thực hiện: 2018-2021; ngân sách: 1,9 triệu đô la.
- Dự án nâng cao tiếng nói, tao cơ hội NKT: cải thiện thái độ của công chúng về quyền của NKT, tăng cường tiếp cận các hệ thống giao thông và cơ sở y tế dành cho NKT, thúc đẩy cuộc sống độc lập và hòa nhập toàn diện cho NKT tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Thời gian thực hiện: 2018-2021; ngân sách: 1,9 triệu đô la.
- Dự án hòa nhập: nâng cao chất lượng sống của NKT, bất kể nguyên nhân, ở các tỉnh bị phun rải chất da cam thông qua mở rộng và cải thiện các dịch vụ PHCN, dịch vụ xã hội; tăng cường thực thi chính sách và nâng cao năng lực cho các đối tác. Giai đoạn I: 2020-2022; ngân sách: 19 triệu đô la…/.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.