Văn hóa là nền tảng phát triển con người Việt Nam

2022-04-25 10:13:07 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là động lực tinh thần to lớn đưa nhân dân ta nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành độc lập thì ngày nay, khát vọng phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc là động lực tinh thần to lớn đưa nhân dân ta xây dựng đất nước Việt Nam “dân chủ, công bằng, văn minh”

Thời kỳ đổi mới, để đảm bảo định hướng tư tưởng chính trị đối với phát triển sự nghiệp văn hóa, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII đã thực thi phương thức, nguyên tắc lãnh đạo, đề ra đường lối và quan tâm theo dõi, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận phù hợp với từng giai đoạn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kiên định đường lối đổi mới, để đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc, phát triển nhanh và bền vững đất nước, hướng tới các mốc quan trọng những năm 2030, 2045, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra nhiều vấn đề về phát triển văn hóa, con người.

Trong nhiệm vụ phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, Đảng nhấn mạnh việc tập trung xây dựng hệ giá trị quốc gia, giá trị văn hóa, giá trị con người Việt Nam trong hội nhập. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; xây dựng môi trường văn hóa công sở, doanh nghiệp. Đẩy mạnh giáo dục nhận thức, ý thức pháp luật, nhất là đối với thế hệ trẻ. Đảm bảo tự do, dân chủ, sáng tạo, chú trọng giá trị tư tưởng, nghệ thuật. Triển khai có trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ. Đổi mới phương thức đầu tư cho văn hóa. Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt. Đổi mới các trường đào tạo về văn hóa để trong vòng 5 đến 10 năm khắc phục được tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

Cần tăng cường xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại mới.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được đổi mới theo hướng không ngừng mở rộng dân chủ và công khai; coi trọng và tôn trọng vai trò của các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bộ chủ quản và cơ quan quản lý văn hóa các cấp. Vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý văn hóa ngày càng được phát huy, được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả quản lý. Chức năng của các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương trên lĩnh vực văn hóa ngày càng phân định rõ hơn, giảm bớt sự chồng chéo, mối hệ giữa Đảng và Nhà nước trong quan lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực văn hóa thể hiện rõ ràng, đúng chức năng hơn.

Các tổ chức đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Đảng đã chú trọng nâng cao năng lực quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp ở địa phương, đảm bảo tính tập hợp trên lĩnh vực văn hóa.

Việc huy động, phát huy vai trò của các đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa được Đảng chỉ đạo sát sao đối với chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa. Các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên thực tế đã luôn hưởng ứng các chủ trương của Đảng, tạo nên đời sống văn hóa phong phú trên khắp cả nước.

 Trong nhiều năm, ngành văn hóa đã tập trung xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Các luật hiện hành khác như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Doanh nghiệp; Luật Thương mại; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư... cũng trực tiếp quy định hoạt động của các doanh nghiệp trên lĩnh vực văn hóa. Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội trong xây dựng và phát triển văn hóa. Đồng thời, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư và làm tốt chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa, văn nghệ. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được kiện toàn, phân cấp thống nhất trên toàn quốc, từ Trung ương, đến địa phương. Các thiết chế văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí... đã có những đổi mới về phương thức hoạt động, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân.

Với hơn 840 cơ quan báo, tạp chí in, 24 báo điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình', các cơ quan truyền thông đã và đang được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, gia tăng kênh thông tin, đổi mới, cập nhật nội dung và hình thức truyền tải hấp dẫn. Mạng Internet phủ rộng, giá cước rẻ khiến số người Việt Nam sử dụng Internet tăng mạnh, năm 2018 đạt trên 55 triệu người, tạo nên một thế giới điện tử phong phú, một thế hệ công dân số hóa ở nước ta.

Bên cạnh những thành quả đạt được, sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác tổng kết, phát triển lý luận chưa theo kịp với thực tiễn phát triển; vẫn còn thiếu những quyết sách phù hợp; còn có biểu hiện vừa buông lỏng, hữu khuynh, chủ quan, thiếu tầm nhìn khiến kết quả đạt được chưa tương xứng với vai trò của văn hóa; chưa đủ để tác động có hiệu quả trong xây dựng con người và môi trường văn hóa. Nhận thức trong Đảng từ Trung ương đến cấp ủy các cấp về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa chưa thực sự sâu sắc, đồng đều. Còn hiện tượng một số cấp ủy và cá nhân chịu trách nhiệm lãnh đạo chưa nắm rõ hoặc chưa thực sự tâm huyết với các vấn đề văn hóa; việc đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

Đại hội XIII của Đảng đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong 5 năm (2021-2025); xác định phương hướng, mục tiêu của đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những điểm nhấn rất quan trọng của Đại hội XIII của Đảng là xác định các quan điểm, chủ trương mới, toàn diện và sâu sắc về phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc.

Phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, đồng thuận xã hội, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, dân tộc cường thịnh, trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc là phương hướng cơ bản đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt sâu sắc và ra sức tổ chức thực hiện... Nếu như trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, khát vọng độc lập, tự do, tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là động lực tinh thần to lớn đưa nhân dân ta nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, thì ngày nay, khát vọng phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc cần và phải là động lực tinh thần to lớn đưa nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam phát triển hiện đại “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khát vọng phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc ngày nay cũng chính là mong muốn, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi như Người đã chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam,nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp Đổi mới và hội nhập quốc tế. Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh. Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích các tìm tòi mới trong sáng tạo văn hóa, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Các giá trị và sức mạnh đó của văn hóa và con người Việt Nam đã làm nên nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc ta; trở thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.    

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là hiện thân của trí tuệ, danh dự, đạo đức và văn minh của dân tộc. Vì vậy, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá và con người Việt Nam phụ thuộc vào việc nâng tầm lãnh đạo của Đảng về trí tuệ, nâng cao đạo đức cách mạng của Đảng. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, con người đối với phát triển bền vững đất nước trong các tổ chức Đảng và tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan nhà nước, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt các cấp đã góp phần thúc đẩy xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống lành mạnh trong Đảng và ngoài xã hội.

Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và tập trung xây dựng Đảng về đạo đức với nhiều nhiệm vụ, giải pháp mới. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và danh dự, trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội. “Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội”. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo, cần phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân; quán triệt sâu sắc quan điểm:“Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”(23), lấy “dân là gốc”, tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tiêu biểu và kết tinh nhất trí tuệ và đạo đức cách mạng của Đảng và của dân tộc ta. Đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng toàn diện gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành dân chủ sâu rộng gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội; kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định những quan điểm, chủ trương rất mới, sâu sắc và toàn diện, đột phá về phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực; xác định ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đào tạo; đẩy mạnh và thúc đẩy, đa dạng hóa các loại hình và hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam... Đây là đường hướng quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước đi lên, lập nên những thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại mới./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tập đoàn Hateco kỷ niệm 20 thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 9/11/2024, Tập đoàn Hateco long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (4/11/2004 - 4/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Đảng, Nhà nước trao tặng.
2024-11-10 09:39:37

Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh nhanh nhất trong 20 năm qua

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 (diễn ra sáng 9/11), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
2024-11-10 09:29:50

Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân huyện Vĩnh Bảo

Sáng 9/11, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Văn Tùng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Đông Lôi 2 (Thắng Thủy, Vĩnh Bảo).
2024-11-09 21:12:15

“Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”

Vừa qua, chiều ngày 02/11, tại Khách sạn Nesta, 83 phố Hào Nam - Hà Nội, Công ty Cổ phần Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu – thuộc Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu: “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”.
2024-11-09 17:15:00

Bản tin Hòa Nhập số 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát đi công điện yêu cầu các bộ ngành và địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng và ngừng thi công, đồng thời triển khai nhanh chóng để hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát.
2024-11-09 07:55:00

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập chúc mừng Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam

Ngày 8/11, ông Nguyễn Ngọc Quyết – Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập đã tham gia tọa đàm do Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam.
2024-11-08 19:55:00
Đang tải...