Vì sao không được hưởng đồng thời 2 chế độ trợ cấp?
2017-10-06 10:20:15
0 Bình luận
Những trường hợp trước đây đã hưởng chế độ thương binh, khi về nghỉ mất sức lao động thì Hội đồng Giám định y khoa đã giám định gộp để hưởng chế độ mất sức lao động. Vì vậy, về nguyên tắc chỉ hưởng một chế độ, nếu hưởng cả 2 chế độ thì sẽ bị trùng và bất bình đẳng với những trường hợp không giám định gộp.
Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, cử tri TP. Đà Nẵng tiếp tục đề nghị cơ quan chức năng sửa đổi quy định về điều kiện được hưởng cùng một lúc 2 chế độ trợ cấp mất sức lao động và thương binh, vì đây là 2 chế độ khác nhau, do vậy không nên cắt đi 1 chế độ như hiện nay.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri TP Đà Nẵng như sau:
Đối với trường hợp đang hưởng chế độ hưu trí: Những trường hợp là thương binh nhưng hiện đang hưởng chế độ hưu trí do Bảo hiểm xã hội chi trả thì vẫn được giải quyết trợ cấp thương tật.
Đối với trường hợp hưởng chế độ mất sức lao động: Những trường hợp trước đây đã hưởng chế độ thương binh, khi về nghỉ mất sức lao động thì Hội đồng Giám định y khoa đã cộng cả tỷ lệ thương binh (giám định gộp) để hưởng chế độ mất sức lao động. Vì vậy, về nguyên tắc chỉ hưởng một chế độ, nếu hưởng cả 2 chế độ thì sẽ bị trùng và bất bình đẳng với những trường hợp không giám định gộp (giám định tách riêng thương tật và bệnh tật).
Tuy nhiên trong thực tế có một số trường hợp thiệt thòi, đặc biệt là những trường hợp có nhiều năm công tác. Vì vậy, kể từ Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ đã quy định một số điều kiện để hưởng 2 chế độ thương binh và mất sức lao động.
Những trường hợp đã giám định gộp nhưng nếu đủ thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an thì được xem xét giải quyết 2 chế độ.
Trường hợp không đủ năm công tác theo quy định nêu trên nhưng nếu có một trong các điều kiện sau cũng được hưởng 2 chế độ: Đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (trong Biên bản giám định khi về nghỉ mất sức lao động hoặc bệnh binh chưa cộng gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật); Đã giám định tổng hợp tỷ lệ thương tật và bệnh tật hoặc mất sức lao động nhưng sau lấy tỷ lệ giám định gộp khi trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 61% trở lên; Có Quyết định nghỉ việc hưởng mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Trường hợp chỉ đủ điều kiện hưởng một chế độ (cụ thể là chỉ hưởng chế độ mất sức lao động) thì theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vẫn được hưởng các ưu đãi khác đối với thương binh, như: Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo…
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri TP Đà Nẵng như sau:
Đối với trường hợp đang hưởng chế độ hưu trí: Những trường hợp là thương binh nhưng hiện đang hưởng chế độ hưu trí do Bảo hiểm xã hội chi trả thì vẫn được giải quyết trợ cấp thương tật.
Đối với trường hợp hưởng chế độ mất sức lao động: Những trường hợp trước đây đã hưởng chế độ thương binh, khi về nghỉ mất sức lao động thì Hội đồng Giám định y khoa đã cộng cả tỷ lệ thương binh (giám định gộp) để hưởng chế độ mất sức lao động. Vì vậy, về nguyên tắc chỉ hưởng một chế độ, nếu hưởng cả 2 chế độ thì sẽ bị trùng và bất bình đẳng với những trường hợp không giám định gộp (giám định tách riêng thương tật và bệnh tật).
Tuy nhiên trong thực tế có một số trường hợp thiệt thòi, đặc biệt là những trường hợp có nhiều năm công tác. Vì vậy, kể từ Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ đã quy định một số điều kiện để hưởng 2 chế độ thương binh và mất sức lao động.
Những trường hợp đã giám định gộp nhưng nếu đủ thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an thì được xem xét giải quyết 2 chế độ.
Trường hợp không đủ năm công tác theo quy định nêu trên nhưng nếu có một trong các điều kiện sau cũng được hưởng 2 chế độ: Đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (trong Biên bản giám định khi về nghỉ mất sức lao động hoặc bệnh binh chưa cộng gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật); Đã giám định tổng hợp tỷ lệ thương tật và bệnh tật hoặc mất sức lao động nhưng sau lấy tỷ lệ giám định gộp khi trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 61% trở lên; Có Quyết định nghỉ việc hưởng mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Trường hợp chỉ đủ điều kiện hưởng một chế độ (cụ thể là chỉ hưởng chế độ mất sức lao động) thì theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vẫn được hưởng các ưu đãi khác đối với thương binh, như: Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Chính Phủ