80% doanh nghiệp điện tử khó tuyển dụng lao động kỹ thuật

2018-02-01 10:34:01 0 Bình luận
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc tọa đàm “Thúc đẩy việc làm bền vững tại các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (KHLĐXH) tổ chức sáng 31/1 tại Hà Nội.

Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện KHLĐXH cho biết, tại Việt Nam, những năm gần đây công nghiệp điện tử phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử tăng mạnh từ 7,4% năm 2011 lên 32,5% năm 2015. Sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.


Toàn cảnh buổi tọa đàm "Thúc đẩy việc làm bền vững tại các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam". Ảnh M.P


“Đây là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 22,9 tỷ USD năm 2012 lên hơn 71 tỷ USD năm 2017, gấp 2,5 lần dệt may và gấp gần 5 lần da giày. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử Việt Nam là nhờ các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI cũng vượt trội về công nghệ và quy mô lao động (LĐ), bình quân một doanh nghiệp FDI có 807 LĐ, doanh nghiệp nhà nước là 212 LĐ, trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ có 25 LĐ”, ông Đào Quang Vinh thông tin.

TS. Chử Thị Lân - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Điều kiện lao động (Viện KHLĐXH) thông tin thêm, ngành điện tử đang có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, thu nhập và phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam. Trong vòng 10 năm, số lượng doanh nghiệp điện tử tăng mạnh từ 307 doanh nghiệp năm 2006 lên 1.165 doanh nghiệp năm 2015. Đồng thời, số lượng LĐ việc làm trong doanh nghiệp điện tử cũng tăng từ 141.780 người năm 2009 lên 453.181 người năm 2016, trong đó, nhiều LĐ nữ và LĐ trẻ dưới 35 tuổi.

Theo ông Đào Quang Vinh, số lượng LĐ làm việc trong ngành điện tử thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, các doanh nghiệp điện tử sẽ là môi trường làm việc rộng mở cho người LĐ trong tương lai. Tuy nhiên, đến năm 2015, ngành điện tử vẫn chủ yếu sử dụng LĐ không có chuyên môn kỹ thuật hay LĐ có trình độ thấp (không có bằng cấp, chứng chỉ) chiếm 70,8% tổng LĐ của ngành. Có tới 80% doanh nghiệp điện tử khó tuyển dụng lao động kỹ thuật.

LĐ trong ngành điện tử chủ yếu làm việc trong nhóm nghề thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị là 57,11% và thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác chiếm 18,9%; LĐ có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 11,05%. Đáng lưu ý, một hiện tượng khá phổ biến trong ngành điện tử là người LĐ đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm các công việc giản đơn.

Trong khi đó, những năm qua làn sóng công nghệ mới đã và đang có những tác động nhanh và mạnh đến các doanh nghiệp trong ngành điện tử trên nhiều phương diện như: Đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng suất LĐ, giảm chi phí sản xuất, thu hút nhân lực chất lượng cao... điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến người LĐ.

Trước thực trạng trên, TS. Chử Thị Lân cho rằng, phát trển bền vững đã trở thành chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh việc đầu tư phát triển sản xuất thì đảm bảo việc làm bền vững là nội dung quan trọng không thể bỏ qua. TS. Lân đưa ra đề xuất doanh nghiệp điện tử cần thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về LĐ bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn LĐ và thực thi pháp luật LĐ để góp phần thúc đẩy việc làm bền vững.

Cụ thể, các doanh nghiệp điện tử cần loại bỏ sử dụng LĐ cưỡng bức, LĐ trẻ em; đảm bảo an ninh việc làm, việc làm ổn định tránh sa thải tùy tiện LĐ sau 35 tuổi; chống phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp; tham gia đào tạo phát triển kỹ năng nhất là kỹ năng phù hợp với kỷ nguyên công nghệ mới; đảm bảo tiền lương, phúc lợi cho người LĐ; xây dựng mối quan hệ LĐ hài hòa…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49
Đang tải...