Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

2024-04-25 11:06:52 0 Bình luận
Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.

Vùng đất giàu tiềm năng

Thái Nguyên là vùng đất trù phú có tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa, nhân văn phong phú với trên 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê. Trong đó có 01 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt với 13 điểm di tích; 52 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 221 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thái Nguyên còn là cái nôi cách mạng với những "địa chỉ đỏ" như: Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa; Khu di tích lịch sử quốc gia địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915, đội 91 Bắc Thái…

Báo cáo của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch cho biết: Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng phát triển 04 dòng sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà; Du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động mạo hiểm.

Lộ trình đến năm 2025, ngành du lịch Thái Nguyên đón hơn 3,2 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm; đến năm 2030 đón 5,6 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 6.600 tỷ đồng/năm.

Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Theo Phó cục trưởng Cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc, Thái Nguyên có tiềm năng nhưng phát triển chưa tương xứng. Để thu hút du khách trong thời gian tới, du lịch Thái Nguyên cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, kể cả chất lượng khách sạn, chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng doanh nghiệp du lịch để cho du khách có những trải nghiệm tốt nhất, có thể quay lại Thái Nguyên. Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh sẽ phát huy hiệu quả những liên kết giữa các tỉnh, địa phương, các hãng hàng không, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường...

Hợp tác phát triển du lịch được coi là giải pháp căn cơ thúc đẩy phát triển du lịch của Thái Nguyên.

Tìm đột phá

Từ năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai chủ trương xây dựng ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Đặc biệt từ năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đây được coi như một "kim chỉ nam" xuyên suốt cho ngành du lịch phát triển, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nhân; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến hợp tác khai thác tài nguyên du lịch phục vụ du khách. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên cũng thường xuyên tổ chức hội thảo dành cho doanh nhân làm du lịch, tìm ra những mặt hạn chế, tìm giải pháp cho phát triển ngành du lịch Thái Nguyên.

Để mời gọi nhà đầu tư, Thái Nguyên chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận đầu tư du lịch và các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch; ưu tiên ngân sách đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng, nhất là những tuyến đường kết nối khu, điểm du lịch với các tuyến du lịch hiện có và các khu du lịch, điểm du lịch.

Cùng với đó, tỉnh tăng cường liên kết với các địa phương đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh, liên kết với các địa phương trong khu vực miền núi phía bắc xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh, phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế có tiềm năng.

Việc đầu tư thực hiện Dự án Khu thể thao sân golf tại xã Tân Thái góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

Để không lãng phí nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, và để du khách không bị thiệt thòi khi đến Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tích cực phối hợp với Cục Du lịch Việt Nam và các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch; hằng năm tổ chức đoàn tham gia Chương trình qua những miền di sản Việt Bắc.

Thái Nguyên đã ký kết hợp đồng quảng bá du lịch Thái Nguyên tại sân bay Nội Bài và một số điểm du lịch trọng điểm của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh luôn khuyến khích các doanh nghiệp làm du lịch chủ động liên kết, hợp tác, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới và làm mới lại sản phẩm du lịch.

Cuối tháng 11/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã ký kết Kế hoạch phối hợp thực hiện Biên bản số 234-BB/TUBG-TUTN ngày 29/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc triển khai các biện pháp phối hợp, liên kết phát triển giữa hai tỉnh Bắc Giang và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo.

Chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); ngày Quốc tế Lao động 1-5 và kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm trong các hoạt động tại Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 năm 2024, ngày 5/4, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch.

Trong khuôn khổ “Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024”, nhằm quảng bá, giới thiệu về những điểm đến, sản phẩm, tiềm năng, thế mạnh về du lịch trên địa bàn đến với du khách trong - ngoài nước, ngày 11/4/2024, tại TP Hà Nội, Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm đang được tỉnh Thái Nguyên lập hồ sơ đề nghị công nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

Theo báo cáo, năm 2023, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và đạt nhiều kết quả nổi bật, như: Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2023-2027; tổ chức thành công Chương trình khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc”...

Qua đó góp phần thu hút trên 2.498.200 lượt khách du lịch đến Thái Nguyên. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt trên 2.144 tỷ đồng; tổng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP là 1.480 tỷ đồng (chiếm 0,96% trong tổng GRDP của tỉnh).

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đón gần 1,2 triệu lượt du khách du lịch, đạt doanh thu 350 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt tỉnh Thái Nguyên đã đón hơn 3.600 lượt khách quốc tế, tăng 11%. Hầu hết các dịch vụ du lịch đều có lượng khách tăng cao, trong đó các khu, điểm du lịch tăng 6,5%, cơ sở lưu trú phục vụ tăng 10%, công ty lữ hành phục vụ tăng 18%.

Mở hướng tương lai

Tại Tuần văn hoá, thể thao, du lịch Thái Nguyên 2024, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như: Giải thi đấu Bóng chuyền hơi tỉnh Thái Nguyên năm 2024 từ ngày 14/4 đến ngày 18/4/2024 tại Nhà thi đấu Tỉnh đoàn Thái Nguyên; Giải vô địch Roller sports Cúp Quốc gia năm 2024,giải Chạy bán Marathon tỉnh Thái Nguyên năm 2024 (mở rộng) từ ngày 19/4 đến ngày 21/4/2024; Biểu diễn đua thuyền hiện đại vào sáng ngày 25/4 tại Hồ Núi Cốc; Du thuyền trên Hồ Núi Cốc và trải nghiệm các hoạt động văn hóa vào sáng ngày 25/4; Giải Cờ tướng Bát Kiệt - Hương Trà Thái Nguyên lần thứ 1 từ ngày 24/4 đến ngày 28/4 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên; Trình diễn khinh khí cầu vào ngày 25/4 trong không gian tổ chức chương trình Khai mạc Tuần văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc và Bay trình diễn, trải nghiệm khinh khí cầu tại Không gian văn hoá Trà Tân Cương - Điểm du lịch cộng đồng xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên vào ngày 26/4; Trưng bày ảnh đẹp văn hoá, du lịch Thái Nguyên từ 7h ngày 25/4 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc; Không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, “Tinh hoa ẩm thực Thái Nguyên” và trình diễn văn hoá phi vật thể từ 7h00’ ngày 25/4 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc; Triển lãm ảnh, tư liệu chủ đề “Từ ATK Thái Nguyên đến chiến thắng Điện Biên Phủ” khai mạc vào ngày 26/4 tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, nông sản và sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên.

Nếu được tổ chức khai thác tốt, hồ Núi Cốc sẽ là điểm đến lý tưởng.

Đánh giá của các nhà chuyên môn cho thấy: Cơ hội cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên đang mở ra. Minh chứng là các điều kiện cần và đủ được tỉnh chú trọng, quan tâm. Cụ thể là các chính sách phát triển du lịch được tỉnh xây dựng, triển khai bài bản, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và các nước trong khu vực. Nhưng sẽ đầy đủ hơn khi ngành du lịch Thái Nguyên có một "nhạc trưởng" đủ năng lực và uy tín trên thương trường để tập hợp các doanh nhân, từ đó phân đoạn phục vụ, tạo dựng các chuỗi, tuor tuyến du lịch hoàn chỉnh, khép kín, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị, ấn tượng về đất và người Thái Nguyên.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00
Đang tải...