Xuân đến, cùng vui Lễ Tịch Điền Đọi Sơn

2016-02-01 14:03:49 0 Bình luận
Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân cả nước lại có dịp hoà mình vào các lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội có nét đặc trưng riêng, thu hút một lượng lớn du khách thập phương. Trên mảnh đất Hà Nam anh hùng cũng diễn ra khá nhiều lễ hội đặc sắc, nổi bật trong đó là lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn.



Rước linh vị của Lê Đại Hành từ chùa Đọi xuống khu làm lễ Tịch Điền

Lễ hội Tịch Điền truyền thống dưới chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) diễn ra từ các ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu xuân, có lịch sử hơn 1000 năm từ thời vua Lê Đại Hành.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch Điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng, là di sản văn hoá của dân tộc. Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam đã phục dựng thành công, tái hiện lại truyền thống “Dĩ nông vi bản” để khuyến khích nông nghiệp, tổ chức các nghi thức trang trọng của lễ hội với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Theo lịch sử truyền lại: Mùa xuân năm Đinh Hợi (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ Tịch Điền, cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Lễ xuống đồng được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Tại lễ hội Tịch Điền diễn ra các nghi thức: rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.


Một vị bô lão cao tuổi của Đọi Sơn khoác Long bào, nhập linh khí quân vương khoan thai đi đường cày đầu tiên

Lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh. Sau màn đánh trống khai hội của đội trống nữ Đọi Tam là màn múa rồng. Lão nông được giao nhiệm vụ tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khẩn cáo vua Lê và Thần nông, sau đó lão nông này đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào xuống ruộng đi cày, theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi lão nông tái hiện hình ảnh vua đi cày, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.

Theo đó, sự kết hợp giữa nhiều nghi lễ và các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao luôn thu hút người dân theo dõi như: rước chân nhang, rước nước, lễ sái tịnh… Đặc biệt, những chú trâu tham gia cày trong buổi lễ được trang trí những hoạ tiết bắt mắt, nét vẽ tứ linh, tứ quý uyển chuyển tạo sự hấp dẫn cho người dân địa phương và du khách.

Lão nông Nguyễn Bá Lưu, trú tại thôn Nội, xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hồ hởi cho biết: “Từ khi khôi phục lễ hội, người dân Đọi Sơn phấn khởi lắm, bởi một truyền thống tốt đẹp của cha ông xưa đã được phục dựng”.

Lão nông Nguyễn Văn Chương, cũng ở thôn Nội chia sẻ thêm: “Lễ hội Tịch Điền là truyền thống của quê hương, chúng tôi rất phấn khởi và mong muốn lễ hội này được duy trì đều đặn, qua đó cổ động, xây dựng quê hương nông thôn mới ngày càng phát triển”.

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân địa phương nơi đây lại nô nức chuẩn bị lễ hội, các gia đình dành nhiều thời gian chăm sóc cho trâu. Theo các bô lão trong làng, kinh nghiệm để chọn trâu tốt tham gia cày trong lễ hội phải là trâu trường, cao, máng hẹp, trâu có đủ 4 khoáy là trâu thuần, chân kheo mèo, bàn chân trai, tam sơn kín, bụng lẳn, sừng bánh lá, khấu đuôi to, có khoáy ở mắt, răng hến,… những con trâu đạt tiêu chuẩn như vậy sẽ giúp cho nhà nông cày được thửa ruộng tốt, cho một vụ mùa bội thu.

Mỗi lễ hội có một ý nghĩa tâm linh, văn hoá riêng nhưng lễ hội Tịch Điền có ý nghĩa rất đặc biệt. Những vị vua đức cao, võng trọng đã cởi bỏ long bào, mặc quần áo nông dân, lội ruộng xuống đồng cùng trâu cày như những lão nông. Hành động ấy không chỉ thể hiện tư tưởng “gần dân” của các bậc quân vương mà hơn thế nữa là sự quan tâm, coi trọng đặc biệt với những người nông dân chân lấm tay bùn, phát triển sản xuất nông nghiệp của nước nhà. Đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm như nước ta điều đó càng có ý nghĩa sâu sắc.

Lễ hội cũng thêm một lần nhắc nhở chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững gắn với phát triển công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay.

Lễ Tịch Điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tỏ lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp và cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.

Việc tổ chức lễ hội Tịch Điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc cho các thế hệ con cháu, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, từ vua đến người nông dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.

Cộng đồng 54 dân tộc anh em cư trú trên dải đất hình chữ S lưu giữ một kho tàng lễ hội hết sức giàu có về trữ lượng, sự phong phú các tín ngưỡng, tôn giáo với sắc thái lễ hội muôn màu, muôn vẻ. Tất cả những điều đó làm cho kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam trở nên dày dặn và vô giá. Đó chính là nguồn cảm hứng bất tận, kho tài nguyên quý báu cho mọi sáng tạo nghệ thuật đương đại.

Mỗi một mùa xuân về, hoà cùng không khí xuân của đất trời, Lễ hội Tịch Điền mang đến một tinh thần mới, một khí thế lao động hăng say mới để nhân dân Hà Nam cùng nhân dân cả nước chung tay phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định pháp lý bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong hoạt động xây dựng, phù hợp với định hướng phát triển bền vững và cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nghịch lý: luật yêu cầu bắt buộc, nhưng lại thiếu cơ chế chi trả cho những yêu cầu đó trong thực tiễn thiết kế và xây dựng. Điều này đang tạo ra khoảng trống lớn trong thực thi, ảnh hưởng tới cả khu vực đầu tư công và tư.
2025-07-18 15:40:22

Đại diện lãnh đạo TP.Hải Phòng thăm, tặng quà người có công tại phường An Hải

Sáng 18/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân đến thăm, tặng quà ông Phạm Thanh Vân, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện cư trú tại tổ dân phố Vân Tra, phường An Hải) nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ Việt Nam (27/7).
2025-07-18 14:35:17

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Tổng Bí thư yêu cầu xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới: phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
2025-07-18 13:05:00

Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill

Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05

Quảng Ninh: Có hay không? một hộ xin nơi thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mãi mà không được

Tạp chí điện tử Hoà Nhập nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thúy Anh, ở tổ 47 khu 3 ( Bạch Đằng) nay là phường Hồng Gai, Quảng Ninh phản ánh gia đình mình đang phải thuê nhà ở khi mình có ô đất mua của Dự án đã nộp tới 95% tiền góp vốn, nay đề nghị dựng trên thổ đất ấy một căn nhà tạm làm nơi ở và để thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mà mãi không được.
2025-07-17 21:51:22
Đang tải...