6 quy tắc cơ bản giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục

2016-08-16 15:38:34 0 Bình luận
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày ở nước ta có tới 3 trẻ bị xâm hại tình dục. Bên cạnh việc nâng cao cảnh giác, quan tâm hơn đến con cái, bố mẹ cũng cần trang bị cho trẻ những kỹ năng, kiến thức cơ bản, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Hiện nay trên thế giới, trung bình cứ 6 trẻ thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục trước 18 tuổi. Còn ở Việt Nam, theo số liệu công bố do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hàng năm, trên cả nước phát hiện gần 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều này có nghĩa là cứ mỗi ngày trôi qua lại có 3 trẻ trên khắp đất nước trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục.


Ảnh minh họa

Các thống kê đã chỉ ra rằng, thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em đa phần là người thân quen với trẻ hoặc gia đình trẻ, và chỉ có 10% thủ phạm là người lạ. Do đó, những gia đình có trẻ nhỏ cần tăng cường cảnh giác, giám sát trẻ để không xảy ra trường hợp đáng tiếc đối với con em mình. Đồng thời, bố mẹ cũng cần trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Cụ thể:

Tỏ thái độ dứt khoát khi người khác chạm vào vùng nhạy cảm

Khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu có khả năng nhận thức về cơ thể cũng như biết cách thể hiện cảm xúc, thái độ của mình. Lúc này, bố mẹ có thể bắt đầu dạy con việc bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại bằng cách tỏ thái độ dứt khoát khi có người cố ý đụng chạm vào cơ thể con, nhất là các vùng nhạy cảm.

Hãy nhấn mạnh việc không ai có quyền đụng chạm vào con khi chưa được sự cho phép của con. Nếu ai đó cố tình đụng chạm, ôm ấp, vuốt ve mà con không thích, hãy đẩy tay ra và tỏ thái độ không hài lòng, sau đó hét thật to để yêu cầu họ tránh xa ra.

Dạy con không tự tiện đụng chạm cơ thể người khác

Bên cạnh việc dạy con không để người khác đụng chạm vào cơ thể, bố mẹ cũng cần dạy con tôn trọng cơ thể người khác. Việc này sẽ tránh cho trẻ bị tò mò về cơ thể người khác, dẫn đến nguy cơ bị lợi dụng và xâm hại. Ví dụ, hãy dạy trẻ xin phép trước khi muốn cầm tay hoặc ôm một ai đó, đặc biệt là người lạ.

Luật bàn tay


Dạy con thuộc lòng “luật bàn tay”: ôm hôn đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột; nắm tay với thầy cô, bạn bè, họ hàng; bắt tay với người đã từng gặp; vẫy tay chào người lạ; và xua tay với người cố tình đụng chạm con mà con không muốn.

Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn.

Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh.

Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc bất kì người thân nào trong gia đình để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Nói cho bố mẹ biết khi bị ai đó cố tình đụng chạm cơ thể

Bố mẹ cần nhắc cho trẻ nhớ rằng: khi bị ai đó đụng chạm vào cơ thể trẻ, trẻ đã phản ứng lại bằng thái độ gay gắt nhưng họ cố tình làm và sau đó còn đe dọa trẻ không được nói với ai thì nhất định phải nói cho bố mẹ biết để bố mẹ có biện pháp bảo vệ trẻ.

Dạy trẻ bằng câu chuyện


Chẳng hạn, kể chuyện bạn thỏ trắng bị bác thỏ già gần nhà trêu chọc, đụng chạm vào cơ thể. Thấy vậy, bạn thỏ trắng đã dũng cảm hét lên: bác là người xấu, cháu sẽ mách ba mẹ. Sau đó, bạn đã nói cho ba mẹ nghe… Ba mẹ có thể liên hệ câu chuyện với trẻ để trẻ học được cách phòng ngừa và phản ứng khi bị xâm hại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...