Bại liệt vì nghề lặn: Ánh sáng cuối đường hầm

2020-09-29 16:14:44 0 Bình luận
Cứ tưởng cuộc đời ngư nghiệp sẽ kết thúc với những người đàn ông làm nghề lặn ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), nhưng nhờ sự tận tình chữa trị của các bác sĩ áo lính, sau nhiều năm chịu đựng đau đớn, ngư dân Phú Quý vẫn có cơ hội tiếp tục nghề biển.

Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng tỉnh Bình Thuận, từ năm 2014 đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có hơn 40 trường hợp gặp tai nạn do lặn biển, trong đó có 10 trưởng hợp tử vong, phần lớn tập trung ở đảo Phú Quý. Tuy nhiên, con số thực tế chắc chắn cao hơn thống kê này. Cụ thể, theo bác sĩ Lê Tuấn Dũng (Khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175), chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng cho nhóm bệnh nhân thợ lặn bị thoái hóa khớp háng do di chứng của nghề lặn ở đảo Phú Quý. Tính đến nay, các bác sĩ ở Viện Chấn thương Chỉnh hình đã thực hiện phẫu thuật cho khoảng 60 bệnh nhân.

Ông Nguyễn Xuân Thì (46 tuổi, thôn Đông Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý) - một bệnh nhân hiện đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 cho biết, lặn biển là nghề cần những ngư dân khỏe mạnh, kinh nghiệm và cũng liều lĩnh nhất.

Nghề lặn là nghề có thu nhập cao nhất trong mấy nghề biển. Mỗi năm trung bình một người thợ lặn thu được tầm 70 - 80 triệu đồng, nhưng mà nó cũng nghề nguy hiểm nhất”, ông Thì nói.

Theo ông Thì, tại Phú Quý, nhiều bạn bè đi biển của ông không may mất mạng khi lặn. Nếu may mắn sống sót, từ lao động chính, phút chốc họ trở thành phế nhân như ông Đặng Dậu, ông Nguyễn Văn Thành hay ông Đặng Sinh. Một số khác nhẹ hơn thì chịu những di chứng, đau đớn nặng nề không thể quay trở lại được với nghề.

Ông Nguyễn Xuân Thì đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.

Tôi làm nghề lặn biển từ năm 18 tuổi, bắt đầu bị đau âm ỉ trong xương cả chục năm nay nhưng mà nghĩ còn đi làm được nên cố. Năm ngoái đau quá không chịu được nữa, chân đi khập khiễng, nghe anh em khác nói nhiều người vào đây (Bệnh viện quân y 175 - PV) chữa thành công, về đi đứng bình thường nên vào khám”, ông Thì nói.

Theo bác sĩ Dũng, những người như ông Thì vào điều trị tại Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175 rất nhiều. Họ vì mưu sinh nên không để ý đến sức khỏe bản thân, bệnh tình ngày càng trở nặng. Chỉ đến lúc cơ thể không còn trụ vững được nữa mới chịu đi khám thì tình hình quá nặng, buộc phải phẫu thuật.

Tại đây chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật khoảng 60 ca bệnh như thế này và tất cả đều thành công. Những trường hợp rất nặng, chúng tôi buộc phải dùng trực thăng đưa trực tiếp vào Viện. Không thể giúp họ phục hồi hoàn toàn nhưng giữ được mạng sống và đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày”, bác sĩ Dũng nói.

Trong khi đó, ông Trần Kìn (ngư dân Phú Quý) cho biết, sau hơn 3 tháng được các bác sĩ điều trị, sức khỏe ông đã bình phục. Ra Tết, ông sẽ trở lại với nghề biển. Theo ông Kìn, tại đảo Phú Quý, nhiều trường hợp được chữa trị xong đã đi lặn biển trở lại.

Nhiều người sợ, họ không dám đi biển nữa mà ở nhà làm trên bờ. Một số người vì hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe cũng phục hồi thì trở lại làm biển. Người làm nghề lưới, người làm nghề câu, có mấy người đi lặn trở lại rồi”, ông Kìn kể.

Bác sĩ Lê Tuấn Dũng là người từng thực hiện nhiều ca phẫu thuật cho ngư dân Phú Quý thành công.

Nói về điều này, bác sĩ Dũng cho biết, các chuyên gia người Đức từng phối hợp với Bệnh viện Quân y 175 rất ngạc nhiên khi những bệnh nhân sau khi được chữa trị trở lại làm nghề. “Họ nói không đâu như Việt Nam, bệnh nhân nước ngoài họ sợ nên sau điều trị về nhà bảo vệ sức khỏe rất kỹ. Người Việt mình như điếc không sợ súng, vẫn ra biển bình thường”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc lặn dưới độ sâu hàng chục mét nhưng phương tiện bảo hộ thô sơ đã khiến nhiều người chết chìm dưới biển hoặc gặp tai biến bởi áp suất nước tác động vào não.

Chúng tôi kiến nghị, với những ngư dân làm nghề lặn cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cũng như các kiến thức cần thiết về lặn, có chương trình khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các tổn thương liên quan đến bệnh lý giảm áp, tránh trường hợp không thể cứu chữa được nữa, dẫn đến bại liệt hoàn toàn”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Việc được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 chữa trị thành công là cơ hội níu giữ lại khát khao đạp sóng ra khơi của những ngư dân đảo Phú Quý. Vì với họ, ra khơi không chỉ là cuộc mưu sinh, nó còn gắn với hành trình bảo vệ biển đảo quê hương. Nhưng mạng sống, sức khỏe của những ngư dân vốn đã quen với vị mặn chát của biển này lại phụ thuộc vào dây dẫn oxy nối với chiếc máy nén khí đặt trên khoang tàu. Đây là nghịch lý kéo dài, đồng nghĩa với việc gia tăng những mối nguy từ nghề này. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần có giải pháp triệt để nhằm ngăn ngừa những tai nạn trong lặn biển, đồng thời phối hợp với các đơn vị y tế để có phương án chữa trị cụ thể hơn cho ngư dân.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng 18/3, Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự đại hội có 120 cán bộ, hội viên đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
2024-03-19 09:17:10

Giải mã sức hút của VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chỉ còn chưa đầy một tháng lễ hội thể thao âm nhạc đẳng cấp VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ chính thức diễn ra. Với mức giá siêu hấp dẫn, làn sóng săn lùng BIB của giải đã nhanh chóng lan rộng.
2024-03-18 15:23:48

TH School Happiness Day - “Rất nhiều nụ cười, cái bắt tay, cái ôm chia sẻ ấm áp… ở ngôi trường hạnh phúc”

Hơn 1.600 học sinh, phụ huynh và người dân Hà Nội trải nghiệm Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024 tại không gian xanh mát, hiện đại chuẩn quốc tế của ngôi trường hạnh phúc TH school cơ sở Hòa Lạc.
2024-03-18 15:15:00

Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động dự án mới đối phó với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Ngày 15-3, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển ĐBSCL.
2024-03-18 11:15:41

Quốc hội dành 1 ngày chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngoại giao

Sáng 18/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
2024-03-18 10:40:59

Hoa Kỳ mở rộng chương trình hỗ trợ người khuyết tật tới tỉnh Bạc Liêu

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, ngày 14/3/2024, tại tỉnh Bạc Liêu, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-03-18 08:28:00
Đang tải...