Bại liệt vì nghề lặn: Ánh sáng cuối đường hầm

2020-09-29 16:14:44 0 Bình luận
Cứ tưởng cuộc đời ngư nghiệp sẽ kết thúc với những người đàn ông làm nghề lặn ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), nhưng nhờ sự tận tình chữa trị của các bác sĩ áo lính, sau nhiều năm chịu đựng đau đớn, ngư dân Phú Quý vẫn có cơ hội tiếp tục nghề biển.

Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng tỉnh Bình Thuận, từ năm 2014 đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có hơn 40 trường hợp gặp tai nạn do lặn biển, trong đó có 10 trưởng hợp tử vong, phần lớn tập trung ở đảo Phú Quý. Tuy nhiên, con số thực tế chắc chắn cao hơn thống kê này. Cụ thể, theo bác sĩ Lê Tuấn Dũng (Khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175), chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng cho nhóm bệnh nhân thợ lặn bị thoái hóa khớp háng do di chứng của nghề lặn ở đảo Phú Quý. Tính đến nay, các bác sĩ ở Viện Chấn thương Chỉnh hình đã thực hiện phẫu thuật cho khoảng 60 bệnh nhân.

Ông Nguyễn Xuân Thì (46 tuổi, thôn Đông Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý) - một bệnh nhân hiện đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 cho biết, lặn biển là nghề cần những ngư dân khỏe mạnh, kinh nghiệm và cũng liều lĩnh nhất.

Nghề lặn là nghề có thu nhập cao nhất trong mấy nghề biển. Mỗi năm trung bình một người thợ lặn thu được tầm 70 - 80 triệu đồng, nhưng mà nó cũng nghề nguy hiểm nhất”, ông Thì nói.

Theo ông Thì, tại Phú Quý, nhiều bạn bè đi biển của ông không may mất mạng khi lặn. Nếu may mắn sống sót, từ lao động chính, phút chốc họ trở thành phế nhân như ông Đặng Dậu, ông Nguyễn Văn Thành hay ông Đặng Sinh. Một số khác nhẹ hơn thì chịu những di chứng, đau đớn nặng nề không thể quay trở lại được với nghề.

Ông Nguyễn Xuân Thì đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.

Tôi làm nghề lặn biển từ năm 18 tuổi, bắt đầu bị đau âm ỉ trong xương cả chục năm nay nhưng mà nghĩ còn đi làm được nên cố. Năm ngoái đau quá không chịu được nữa, chân đi khập khiễng, nghe anh em khác nói nhiều người vào đây (Bệnh viện quân y 175 - PV) chữa thành công, về đi đứng bình thường nên vào khám”, ông Thì nói.

Theo bác sĩ Dũng, những người như ông Thì vào điều trị tại Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175 rất nhiều. Họ vì mưu sinh nên không để ý đến sức khỏe bản thân, bệnh tình ngày càng trở nặng. Chỉ đến lúc cơ thể không còn trụ vững được nữa mới chịu đi khám thì tình hình quá nặng, buộc phải phẫu thuật.

Tại đây chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật khoảng 60 ca bệnh như thế này và tất cả đều thành công. Những trường hợp rất nặng, chúng tôi buộc phải dùng trực thăng đưa trực tiếp vào Viện. Không thể giúp họ phục hồi hoàn toàn nhưng giữ được mạng sống và đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày”, bác sĩ Dũng nói.

Trong khi đó, ông Trần Kìn (ngư dân Phú Quý) cho biết, sau hơn 3 tháng được các bác sĩ điều trị, sức khỏe ông đã bình phục. Ra Tết, ông sẽ trở lại với nghề biển. Theo ông Kìn, tại đảo Phú Quý, nhiều trường hợp được chữa trị xong đã đi lặn biển trở lại.

Nhiều người sợ, họ không dám đi biển nữa mà ở nhà làm trên bờ. Một số người vì hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe cũng phục hồi thì trở lại làm biển. Người làm nghề lưới, người làm nghề câu, có mấy người đi lặn trở lại rồi”, ông Kìn kể.

Bác sĩ Lê Tuấn Dũng là người từng thực hiện nhiều ca phẫu thuật cho ngư dân Phú Quý thành công.

Nói về điều này, bác sĩ Dũng cho biết, các chuyên gia người Đức từng phối hợp với Bệnh viện Quân y 175 rất ngạc nhiên khi những bệnh nhân sau khi được chữa trị trở lại làm nghề. “Họ nói không đâu như Việt Nam, bệnh nhân nước ngoài họ sợ nên sau điều trị về nhà bảo vệ sức khỏe rất kỹ. Người Việt mình như điếc không sợ súng, vẫn ra biển bình thường”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc lặn dưới độ sâu hàng chục mét nhưng phương tiện bảo hộ thô sơ đã khiến nhiều người chết chìm dưới biển hoặc gặp tai biến bởi áp suất nước tác động vào não.

Chúng tôi kiến nghị, với những ngư dân làm nghề lặn cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cũng như các kiến thức cần thiết về lặn, có chương trình khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các tổn thương liên quan đến bệnh lý giảm áp, tránh trường hợp không thể cứu chữa được nữa, dẫn đến bại liệt hoàn toàn”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Việc được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 chữa trị thành công là cơ hội níu giữ lại khát khao đạp sóng ra khơi của những ngư dân đảo Phú Quý. Vì với họ, ra khơi không chỉ là cuộc mưu sinh, nó còn gắn với hành trình bảo vệ biển đảo quê hương. Nhưng mạng sống, sức khỏe của những ngư dân vốn đã quen với vị mặn chát của biển này lại phụ thuộc vào dây dẫn oxy nối với chiếc máy nén khí đặt trên khoang tàu. Đây là nghịch lý kéo dài, đồng nghĩa với việc gia tăng những mối nguy từ nghề này. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần có giải pháp triệt để nhằm ngăn ngừa những tai nạn trong lặn biển, đồng thời phối hợp với các đơn vị y tế để có phương án chữa trị cụ thể hơn cho ngư dân.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hiệp hội VAIDE Trần Hồng Quảng tham gia Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Chiều 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X đã tiến hành hiệp thương cử 397 vị tham gia Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 – 2029. AHLĐ Trần Hồng Quảng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam đã tiếp tục được tín nhiệm, tái đắc cử Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ  2024-2029.
2024-10-17 21:00:00

Hải Phòng khen thưởng tập thể, cá nhân phong trào ‘toàn dân bảo vệ ANTQ’

Sáng 17/10, TP Hải Phòng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường…" giai đoạn 2014 - 2024 (Chỉ thị 07).
2024-10-17 18:07:28

Mạnh dạn trong chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế ở Nấm Dẩn

Cây ngô là cây trồng truyền thống ở xã Nấm Dẩn từ lâu đời nay, nhưng một vài năm trở lại đây, sự biến đổi khí hậu rõ rệt khiến một số diện tích trồng ngô sản xuất kém hiệu quả do hạn hán và không chủ động được tưới tiêu. Nhận thức trong việc chuyển đổi cây trồng là cần thiết, tranh thủ nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia, xã Nấm Dẩn đã mạnh dạn tiến hành khảo nghiệm chuyển đổi cây Ngô sang cây Lạc, bước đầu cho hiệu quả.
2024-10-17 15:56:23

Chính thức chuyển giao Ngân hàng không đồng: CBBank và OceanBank

Chiều nay, hai ngân hàng CBBank và OceanBank đã chính thức chuyển giao bắt buộc về Vietcombank và MB. Đây là một phần trong nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tăng cường khả năng quản lý của các tổ chức tài chính.
2024-10-17 15:00:00

Gỡ 'thẻ vàng' IUU và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân

Đây là chia sẻ, mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi thăm, động viên các chủ tàu cá, ngư dân tại cảng cá Sông Đốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), chiều 16/10, cũng như nắm bắt tình hình tuân thủ các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
2024-10-17 10:15:43

Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Thái Nguyên trở lại sau 20 năm vắng bóng

Sáng 16/10, tại Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Thái Nguyên năm 2024 chính thức được khai mạc. Điều đáng nói, đây là lần trở lại rất ấn tượng của mỹ thuật Thái Nguyên sau 20 năm vắng bóng.
2024-10-17 08:20:53
Đang tải...