Bại liệt vì nghề lặn: ‘Phép lạ’ đến từ những bác sĩ mang áo lính

2020-09-25 01:27:15 0 Bình luận
Trong một dịp tình cờ, các bác sĩ của Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân bị giảm áp do lặn sâu ở đảo Phú Quý. Từ đó, những người đàn ông làm nghề lặn trên đảo cứ truyền tai nhau tìm đến đây chữa trị và tất cả đều hồi phục thần kỳ.

Cơ duyên đặc biệt

Theo ông Nguyễn Văn Thành - người bị liệt 7 năm ở thôn Đông Hải (xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận), hiện trên đảo Phú Quý có rất nhiều người rơi vào trường hợp bị giảm áp khi lặn sâu giống như ông.

Mọi người thường lặn ở độ sâu từ 20 - 25m. Lúc bị giảm áp, chúng tôi được đồng nghiệp đưa lên sàn tàu hô hấp vài phút, sau đó cho ngậm ống dưỡng khí rồi ném lại xuống biển để hạ áp. Cái này là kinh nghiệm dân đảo truyền tai nhau thôi”, ông Thành nói.

Theo đó, khi một người gặp nạn ở độ sâu khoảng 20m, người đó sẽ được đưa xuống biển ở độ sâu khoảng 25m để cứu chữa. Bên cạnh đó, khi đưa lên sàn tàu, những người khác thay nhau xoa bóp, hô hấp trong 20 phút. Nếu tình trạng không tốt lên, nạn nhân được đưa vào đất liền để cứu chữa. Tuy nhiên, rất ít người trong số đó có thể bình phục.

Thế nhưng mọi chuyện được thay đổi vào khoảng 5 năm trước.

Vào khoảng năm 2015, các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 175 có tham gia một chương trình từ thiện để mổ cho các bệnh nhân ở Bình Thuận. Bằng một cơ duyên đặc biệt, các bác sĩ áo lính gặp những ngư dân đến từ đảo Phú Quý.

Bệnh nhân nguy kịch khi lặn sâu ở biển được đưa đến Bệnh viện Quân y 175 chữa trị bằng trực thăng.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thọ (Khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175) cho biết, những ngư dân này bị hội chứng giảm áp, xảy ra khi họ lặn xuống sâu và trồi lên đột ngột, làm tắc các mạch máu, gây ra triệu chứng bị liệt nửa người. Hội chứng giảm áp có nhiều cấp độ, nhẹ thì để di chứng và phát bệnh sau một thời gian, nặng có thể dẫn đến bại liệt hoàn toàn hoặc tử vong.

Phú Quý là huyện đảo, người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào đánh bắt hải sản, chủ yếu là lặn tự do, không hiểu nhiều về tác hại của lặn sâu, không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, không được tập huấn các kỹ năng lặn nên rất dễ xảy ra bệnh lý giảm áp”, bác sĩ Thọ nói.

Theo bác sĩ Lê Tuấn Dũng (Khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175), từ năm 2017, Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng cho nhóm bệnh nhân thợ lặn bị thoái hóa khớp háng thứ phát do hoại tử chỏm xương đùi ở đảo Phú Quý. Tính đến nay, các bác sĩ ở Viện Chấn thương Chỉnh hình đã thực hiện phẫu thuật cho khoảng 60 bệnh nhân. Tất cả đều xuất viện khỏe mạnh, bình phục tốt.

Có những bệnh nhân khi đến viện thì một chân đã ngắn hơn chân kia khoảng 6 phân. Chúng tôi mất 1 năm để điều trị, mời các chuyên gia bên Đức qua cùng tham gia mổ. Giờ đây bệnh nhân có thể đi đứng hoàn toàn bình thường và 2 chân cũng bằng nhau trở lại”, bác sĩ Dũng kể.

Trong khi đó, bác sĩ Mỵ Duy Tiến - phụ trách Khoa Chi dưới là một trong những người trực tiếp thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật cho ngư dân ở đảo Phú Quý. Đến nay, tất cả các ca phẫu thuật đó đều thành công. Có người khi tôi gọi điện hỏi thăm thì họ báo đã quay trở lại với nghề lặn được rồi”, bác sĩ Tiến kể.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thọ chia sẻ với PV về một ca bệnh đang điều trị tại Khoa Chi dưới, Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175.

Nỗi lòng bác sĩ áo lính

Việc làm thế nào để ngư dân làm nghề lặn có thể hạn chế được hội chứng giảm áp là trăn trở lớn nhất của các bác sĩ, đặc biệt là những người trở lại với nghề sau khi phẫu thuật thành công. “Họ quá khó khăn, nếu không làm biển nữa thì lấy gì duy trì cuộc sống?”, bác sĩ Dũng tâm tư.

Theo bác sĩ Dũng, những bệnh nhân đến Viện Chấn thương Chỉnh hình điều trị chủ yếu là thợ lặn tự do, làm nghề đánh bắt hải sản. Quá trình lặn được cung cấp khí thông qua bình nén đặt trên tàu. Họ không được tập huấn các kiến thức về lặn, cũng như không được trang bị bảo hộ khi lặn sâu. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế khó khăn, chăm sóc sức khỏe ban đầu còn chưa được đầy đủ.

Có người suốt 23 năm chịu đau đớn đủ kiểu mới tìm đến chúng tôi. Một phần họ chưa có kiến thức về bệnh giảm áp do lặn và tâm lý sợ mổ, trình độ y tế tại đảo còn hạn chế nên chưa phát hiện về bệnh sớm. Một yếu tố khác là do khoảng cách, đi lại khó khăn”, bác sĩ Dũng nói.

Thực tế hiện tại việc cấp cứu đại trà cho những thợ lặn này rất khó khăn vì máy giảm áp chỉ có ở một số cơ sở y tế, trong đó Bệnh viện Quân y 175. Vì vậy, một số bệnh nhân nguy kịch khi lặn sâu trên biển được Tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân Y 175 đáp chuyến bay ra đảo đưa về đất liền điều trị. Còn lại chỉ đến khi triệu chứng lâm sàng rõ ràng, người bệnh mới đi khám. Đến lúc này hầu như đã ở giai đoạn rất nặng, nhiều người không thể đi đứng bình thường được nữa.

Chính vì tâm tư ấy, vừa qua, dưới sự hướng dẫn của Đại tá, TS.BS Trần Lê Đồng - nguyên Giám đốc Viện Chấn thương Chỉnh hình, bác sĩ Tiến, bác sĩ Dũng và bác sĩ Lê Phước Cường đã có báo cáo bước đầu về kết quả việc thay khớp háng cho những bệnh nhân ở đảo Phú Quý. Theo đó, độ tuổi trung bình của những người gặp hiện tượng giảm áp khi lặn sâu chủ yếu từ 40 - 59 tuổi. Thời gian lặn của các bệnh nhân cũng khác nhau, thấp nhất là 45 phút, nhưng có người lặn đến 2,5 tiếng dưới độ sâu hàng chục mét.

Bác sĩ Lê Tuấn Dũng là người từng thực hiện nhiều ca phẫu thuật cho ngư dân Phú Quý thành công.

Thợ lặn là một nghề đặc thù đòi hỏi phải có sức khỏe và độ nguy hiểm cao nên hầu như chỉ có nam giới làm nghề này. Độ sâu lặn có liên quan với mức độ hoại tử chỏm xương đùi, lặn càng sâu thì mức độ hoại tử chỏm xương đùi càng nặng”, bác sĩ Dũng nói.

Sau khi được thực hiện phẫu thuật, 100% bệnh nhân liền sẹo vết mổ kỳ đầu, sẹo không co kéo. Đồng thời, bệnh nhân cũng có sự cải thiện tăng lên rõ rệt về biên độ vận động của khớp háng.

Hiện vì chưa có điều kiện nên chúng tôi chưa nghiên cứu dịch tễ về tổn thương các khớp liên quan đến giảm áp ở nhóm thợ lặn ở các đảo khác hay các vùng biển. Tuy nhiên, đối riêng với các thợ lặn ở Phú Quý, cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cũng như các kiến thức cần thiết về lặn, có chương trình khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các tổn thương liên quan đến bệnh lý giảm áp, tránh trường hợp không thể cứu chữa được nữa, dẫn đến bại liệt hoàn toàn”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...