Bị liệt một cánh tay, có được trợ cấp?

2018-05-04 15:46:06 0 Bình luận
Bạn đọc có email cuongtamx@xxx hỏi: Anh tôi năm nay 36 tuổi, lúc bé bị bệnh não, co giật và để lại biến chứng liệt cánh tay phải. Hiện nay cánh tay đó rất khó vận động cầm nắm mọi thứ, vai bên phải yếu không thể mang vác bất cứ vật gì.

Hội đồng thẩm định khuyết tật của xã kết luận là khuyết tật nhẹ và không được hưởng trợ cấp.

Kết luận như vậy là đã đúng hay chưa? Gia đình tôi phải làm như thế nào để anh tôi được hưởng các chế độ về người khuyết tật?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lởi:

Điều 15 Luật Người Khuyết tật 2012 quy định về trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật như sau:

1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

a) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

c) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Như vậy, trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật trước hết thuộc về Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Nếu cho rằng Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan khi xác định mức độ khuyết tật của anh bạn, bạn có thể làm đơn đề nghị Hội đồng giám định y khoa xác định mức độ khuyết tật.

Xin cung cấp thêm thông tin về mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3, 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:

1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.

3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

Do anh bạn chỉ bị “liệt gần như hoàn toàn cách tay phải” nên vẫn có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%, nên có thể nhận xét của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật là có cơ sở.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khai mạc Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía bắc 2024

Ngày 20/5 tại TP Thái Nguyên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ủy ban Paralympic Việt Nam tổ chức Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía Bắc 2024.
2024-05-20 21:56:00

Nữ doanh nhân và giải pháp công nghệ lướt web cho người khuyết tật.

Nữ doanh nhân trẻ Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết cho dự án khởi nghiệp với mục tiêu cải thiện trải nghiệm duyệt website cho người khuyết tật.
2024-05-20 07:10:00

Bác Hồ với quê hương xứ Nghệ

Làng Sen trời tháng 5 trong vắt, dòng người trong nước và quốc tế đổ về Kim Liên dự Lễ hội Làng Sen năm 2024 nhân dịp Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí này, gợi nhớ những câu chuyện xúc động hai lần Bác Hồ về thăm quê hương.
2024-05-19 14:40:00

Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc làm việc tại Nghệ An

Vừa qua, Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc do ông Jang Hee Deok - Chủ tịch Hiệp hội làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với các tổ chức liên quan tại Nghệ An.
2024-05-19 12:48:00

Nghệ An: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
2024-05-19 11:44:00

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58
Đang tải...