Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành quy chế đào tạo chính quy trực tuyến

2019-12-15 10:02:29 0 Bình luận
Ngày 14/12, Trường ĐH Mở TP.HCM đã tổ chức hội thảo "Thực trạng đào tạo e-learning tại Việt Nam, xu hướng thế giới và các yếu tố phát triển các loại hình đào tạo trên ở Việt Nam".

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo

 

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của gần 100 đại biểu là lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước tham dự. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng tham dự và chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng thế giới và các bài học kinh nghiệm bao gồm các vấn đề về mô hình tổ chức học tập e-learning trong giáo dục đại học, vai trò công nghệ trong phát triển e-learning, huy động nguồn lực cho phát triển e-learning, bảo đảm chất lượng giáo dục e-learning.

Mục đích nhằm bước đầu xác định các định hướng lớn trong phát triển e-learning trong giáo dục đại học Việt Nam dựa trên phân tích xu hướng thế giới.

PGS.TS Vũ Hữu Đức- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết; Đào tạo e-learning (trực tuyến) phát triển từ lâu ở các nước phát triển; Tại Việt Nam đã được triển khai ở nhiều trường ĐH, giai đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ phát triển e-learning.

Hiện có 16 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam cung cấp các khóa học trực tuyến hoàn toàn, kết hợp hoặc một phần các môn học. Đào tạo trực tuyến đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập…

Các đại biểu tham dự hội thảo Thực trạng đào tạo e-learning tại Việt Nam

 

Theo PGS.TS Vũ Hữu Đức, một trong những yếu tố dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng này là mức chi cho giáo dục của chính phủ và người dân cao, tỉ lệ người dùng Internet cao, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Báo cáo cho thấy năm 2018 người dân Việt Nam chi 9 tỉ USD cho giáo dục. Chi tiêu cho giáo dục chiếm gần ½ tổng chi tiêu của gia đình.

Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là thực hành thí nghiệm không được như đào tạo truyền thống, rèn luyện kỹ năng bị hạn chế, hạ tầng công nghệ, giáo trình… chưa đáp ứng được yêu cầu, sự tiếp cận công nghệ của giảng viên, tài liệu học tập bị sao chép khiến giảng viên ngại đưa tài liệu lên mạng, chưa có quy chế đào tạo….

Tại các phiên thảo luận về Thực trạng e-learning tại các trường đại học Việt Nam hiện nay, Chính sách phát triển e-learning Việt Nam và Các nhân tố tác động đến sự thành công của e-learning nhiều đại biểu cho rằng: việc thúc đẩy phát triển e-learning là cần thiết nhưng cần đảm bảo các yếu tố về hạ tầng công nghệ, pháp lý liên quan hình thức này phải hoàn thiện, chính sách chất lượng phải đảm bảo và thống nhất.

Giảng viên cũng phải được trang bị kỹ năng công nghệ cũng như sư phạm phù hợp, xây dựng nội dung học liệu chất lượng và có thể chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục.

Một trong những nội dung được nhiều ý kiến đề xuất là việc Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định về kiểm định và đảm bảo chất lượng đối với hình thức đào tạo trực tuyến. Bởi thực tế dù hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều quy chế đào tạo với nhiều bậc và loại hình đào tạo nhưng chưa có quy chế đào tạo trực tuyến.

Hội thảo thu hút khá đông lãnh đạo các trường ĐH-CĐ tại TP.HCM tham dự

 

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: các trường đại học phải nhìn thấy tiềm năng của loại hình này, chủ động và tích cực để phát triển loại hình đào tạo này. Trong đó, người đứng đầu đơn vị đóng vai trò rất quan trọng.

“Nếu như hiệu trưởng quyết liệt, xem trọng vai trò của hình thức đào tạo này song song với hình thức đào tạo truyền thống sẽ góp phần mở rộng cơ hội học tập, nâng cao kiến thức cho nhiều người.

Vì vậy, tôi đề nghị trong thời gian tới các trường đại học phải thật sự quan tâm đến hình thức đào tạo này, có một chiến lược cụ thể lớn trong phát triển e-learning. Bộ GD&ĐT đang xây dựng và sẽ sớm ban hành quy chế đào tạo chính quy trực tuyến, tạo hành lang pháp lý để các trường đẩy mạnh hình thức đào tạo này”- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...