Bố teo chân, bò bằng tay đi tìm con nửa vòng đất nước

2022-01-16 17:03:38 0 Bình luận

Người đàn ông họ Trần, 34 tuổi, ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Anh bị khuyết tật từ nhỏ, bàn chân biến dạng và không thể đi lại bình thường. Để di chuyển được như những đứa trẻ khác, thay vì đứng dậy tập đi, Trần chỉ biết bò. Năm 20 tuổi, người đàn ông này được nhận vào làm công nhân của một nhà máy gần nhà.

Tại đây, Trần gặp một thiếu nữ cũng tàn tật. Hai người yêu nhau rồi kết hôn. Tháng 4/2013, con trai Trần Đào Nguyên chào đời. Đứa trẻ khỏe mạnh và đáng yêu, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình nhỏ.

Vào ngày  2/1/2015, Đào Nguyên đột ngột biến mất trước cửa nhà. Anh Trần khi đó đang làm việc đã vội vã trở về, bò xung quanh làng tìm kiếm nhưng không có tung tích. Không có camera cũng như nhân chứng, cuộc điều tra của cảnh sát địa phương đi vào ngõ cụt. Anh nghi ngờ con trai mình bị bắt cóc, nhưng người bố tội nghiệp này không có bất kỳ manh mối nào về những kẻ buôn người. Để thoát khỏi đau đớn, người cha không ngừng tự nhủ, nếu bản thân tuyệt vọng sẽ không bao giờ gặp lại con trai.

Vì vợ cũng là người tàn tật nên một mình Trần ra ngoài tìm con. Thời điểm sau khi cậu bé mất tích, anh đã bò khắp thành phố Trạm Giang đăng thông báo tìm người. Ở những nơi có nhiều người qua lại như nhà ga, bến xe... Trần sẽ ở lại đó vài tiếng, hỏi hết người này đến người khác. Mệt mỏi, lại nằm xuống ven đường nghỉ ngơi. Anh Trần chi vài nghìn tệ để  đăng thông báo trên đài truyền hình địa phương cũng như tìm đến Hội người khuyết tật thành phố. Mỗi lần có tin báo ở đâu đó nghi ngờ về thông tin con trai, anh lại lập tức lên đường.

Vài tháng sau, có người mách Trần đến Quảng Châu, nơi có nhiều phương tiện truyền thông và những người tốt bụng. Tại đây, Trần nhận được sự chú ý mà anh nói "không tưởng tượng nổi", đồng thời có thêm nhiều manh mối. Nhưng kết quả là những đứa trẻ đó không phải là Đào Nguyên.

Dấu tay của anh Trần càng ngày đi càng xa. Suốt 7 năm qua, anh đã đến Bắc Kinh, Nam Kinh, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông và các tỉnh thành khác. Hành trình tìm con đưa người đàn ông này tới nhiều nơi anh chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra. "Một nửa đất nước Trung Quốc," Trần ước lượng.

Anh thường đi tìm con khoảng 10 ngày rồi trở về, vừa  làm việc để duy trì cuộc sống gia đình, cũng như có thêm lộ phí để tiếp tục cuộc hành trình mà anh chưa biết khi nào mới dừng lại. Người đàn ông này cũng tham gia vào nhóm phụ huynh có con bị bắt cóc. Những nhóm này thường tổ chức các hoạt động tìm kiếm theo thời gian cụ thể, nhưng đôi khi, thành viên nhóm cảm thấy Trần Thăng Khoan đi lại khó khăn, di chuyển bất tiện nên không yêu cầu anh đi cùng. Nhưng Trần vẫn nhất quyết tham gia, bởi anh muốn nhiều người biết tới việc con trai mình bị bắt cóc. "Con là mạng sống của tôi, bởi vậy dù ở đâu tôi vẫn đi tới cùng", người cha khẳng định.

Nhiều năm trôi qua, Trần và vợ có thêm một con trai và một con gái, nhưng mối quan tâm của anh dành cho Đào Nguyên vẫn giữ trọn vẹn. Vào ngày sinh nhật cậu bé, ông bố luôn mua một chiếc bánh nhỏ để chúc mừng cậu con trai không biết đang ở đâu.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, ảnh hưởng của Covid-19 và áp lực con cái nên những chuyến đi của Trần cũng ít hơn. Tuy vậy, người đàn ông này chưa bao giờ từ bỏ ý định tiếp tục tìm con của mình.

"Tôi từng gặp ác mộng. Trong giấc mơ ấy, Đào Nguyên bảo với tôi rằng ' bố không muốn tìm con'. Tôi thức dậy khi trên người đầm đìa mồ hôi. Nhưng giờ, tôi lại mơ tìm thấy con và cả hai bố con đều hạnh phúc", Trần nói.

Một câu chuyện tìm con khác cũng khiến người ta rơi nước mắt ở Việt Nam. Chị Lang Thị V. (40 tuổi)  trú xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cách đây 8 năm là nạn nhân của nạn buôn người. Năm 2014, chị gặp và nghe lời rủ rê của một người đồng hương cùng làm thuê ở Vinh sang  làm việc ở Trung Quốc. Tin tưởng người bạn, chị đồng ý và rồi bị bán cho người đàn ông Trung Quốc với giá 150 triệu đồng.

Cuộc sống nơi xứ người họ không đánh đập nhưng không có người thân thích, không biết tiếng bản địa, không tình yêu thương nên với chị giống như địa ngục. Vào tháng 3/2017, lợi dụng nhà chồng sơ hở tôi đã tìm cách trốn về Việt Nam. May mắn trên đường về có nhiều người thương cho tiền để tôi hồi hương”, chị V. nghẹn ngào nói.

Trong khi đó, tại quê nhà, người cha nghe tin con bị bán sang Trung Quốc cũng sốt sắng tìm con. Không có tiền đi đường, người cha già buộc phải bán một con bò lấy 15 triệu đồng làm lộ phí.  Hành trình tìm con với một người chỉ suốt đời quanh quẩn trong bản làng như ông quá gian nan. Ở nơi xa lạ, người cha khốn khổ ấy dò hỏi tin tức con trong vô vọng. Đến khi tiền mang theo gần hết, ông đành bắt xe khách về nhà.

Và rồi, ngày hai cha con đoàn tụ cũng đến khi chị V. được giải cứu. Những kẻ buôn người phải chịu bản án thích đáng trước pháp luật. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 12:05:00
Đang tải...