Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương báo cáo về quỹ đất nhà ở xã hội
2019-07-30 07:48:09
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mới đây, Bộ Xây dựng gửi công văn, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp các báo cáo của địa phương về vấn đề này để chuẩn bị báo cáo trình Thủ tướng. Trước đó, tháng 4/2019, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2019.
Triển khai chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, báo cáo từ các địa phương hiện vẫn chưa đầy đủ.
Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, nhu cầu nhà ở xã hội tại khu vực đô thị cần 12,5 triệu m2. Nhưng hiện các dự án nhà ở xã hội trên cả nước (bao gồm dự án đã hoàn thành và đang triển khai) mới có khả năng đạt gần 4 triệu m2, chỉ đạt khoảng 30% so với kế hoạch.
Về số lượng căn hộ, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, toàn quốc cần khoảng 440.000 căn hộ nhà ở xã hội. Trong đó, TPHCM cần khoảng 134.000 căn, Hà Nội cần khoảng 110.000 căn, Bình Dương cần 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn…
Tuy nhiên, hiện nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn thiếu, dù nhà nước đã áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và người mua nhà ở xã hội. Mặt khác, một số địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, do biên lợi nhuận so sánh với các loại hình nhà ở khác không cao, các doanh nghiệp kinh doanh chưa chú ý nhiều tới phân khúc dự án nhà ở xã hội.
Trong khi đó, dù được ưu đãi vay vốn, nhưng giá nhà ở xã hội vẫn còn tương đối cao với thu nhập bình quân của đa số người lao động. Trong khi đó, người lao động vẫn muốn được sở hữu, chứ không muốn thuê nhà ở xã hội. Các chính sách xét duyệt đối tượng nhà ở còn nhiều bất cấp… Do đó, chính người dân cũng không xem nhà ở xã hội như là giải pháp tối ưu trong cải thiện điều kiện ở của mình.
Ảnh minh họa |
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2019.
Triển khai chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, báo cáo từ các địa phương hiện vẫn chưa đầy đủ.
Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, nhu cầu nhà ở xã hội tại khu vực đô thị cần 12,5 triệu m2. Nhưng hiện các dự án nhà ở xã hội trên cả nước (bao gồm dự án đã hoàn thành và đang triển khai) mới có khả năng đạt gần 4 triệu m2, chỉ đạt khoảng 30% so với kế hoạch.
Về số lượng căn hộ, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, toàn quốc cần khoảng 440.000 căn hộ nhà ở xã hội. Trong đó, TPHCM cần khoảng 134.000 căn, Hà Nội cần khoảng 110.000 căn, Bình Dương cần 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn…
Tuy nhiên, hiện nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn thiếu, dù nhà nước đã áp dụng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và người mua nhà ở xã hội. Mặt khác, một số địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, do biên lợi nhuận so sánh với các loại hình nhà ở khác không cao, các doanh nghiệp kinh doanh chưa chú ý nhiều tới phân khúc dự án nhà ở xã hội.
Trong khi đó, dù được ưu đãi vay vốn, nhưng giá nhà ở xã hội vẫn còn tương đối cao với thu nhập bình quân của đa số người lao động. Trong khi đó, người lao động vẫn muốn được sở hữu, chứ không muốn thuê nhà ở xã hội. Các chính sách xét duyệt đối tượng nhà ở còn nhiều bất cấp… Do đó, chính người dân cũng không xem nhà ở xã hội như là giải pháp tối ưu trong cải thiện điều kiện ở của mình.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Thu Hoài (t/h)