Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động như thế nào tới thị trường lao động Việt Nam?

2018-03-28 10:41:19 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sáng 27/3, Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam, Văn phòng Giới sử dụng lao động thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới thị trường lao động Việt Nam”. Tại Nhà Khách Quốc hội, 27A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Sự xuất hiện và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra chuyển biến mới trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Các quốc gia phát triển đã tận dụng ưu thế về công nghệ và vốn để đi đầu trong cuộc cách mạng này. Trái ngược với các quốc gia phát triển, các nước đang phát triển như Việt Nam khi tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0 phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động trong tương lai, khi máy móc được đưa vào dây chuyền sản xuất thay thế cho sức lao động của con người.


Khách mời và các đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm


Hơn 100 khách mời, đại biểu đã tới lắng nghe và tham gia thảo luận. Bao gồm những người làm công tác nghiên cứu, các đại diện doanh nghiệp và các chuyên gia về kinh tế thị trường, cũng như nhiều người quan tâm khác. 

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm được chia làm 2 phần. Phần một: Các diễn giả trình bày quan điểm của mình về các vấn đề xoay quanh cuộc cách mạng công nghiệp 4. 0 và tác động tới thị trường lao động Việt Nam. Phần hai: Thảo luận bàn tròn, được điều phối bởi ThS. Trần Thị Lan Anh – Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI.

Mở đầu, ông Trần Chí Dũng – Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI trình bày về “Một số suy nghĩ của doanh nghiệp về thị trường lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0”. Ông cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp 4.0, bởi thiếu hụt vốn và trình độ số hóa công nghệ thấp. Hiện nay nước ta có khoảng 53,4 triệu lao động (2017), trong đó 23,7 % lao động không có bằng cấp, nhóm đối tượng lao động này trong giai đoạn trình độ 2.0 và rất khó đào tạo. Ngay bây giờ, để tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0 doanh nghiệp cần phải chủ động đào tạo các lao động trẻ tiềm năng có nhiều kỹ năng làm việc. Đây là thách thức không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với ngành giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục chương trình TS. Phạm Quang Ngọc - Chuyên gia Kinh tế và Thị trường lao động trình bày “Viễn cảnh thị trường lao động Việt Nam và Cách mạng công nghiệp 4.0: Ai được gì và tại sao?”. Khoảng 50% lao động trong các ngành như dệt may, công nghiệp chế tạo máy móc, chế biến thủy hải sản ở Việt Nam … sẽ biến mất trong tương lai. Máy móc sẽ thay thế toàn bộ những lao động giản đơn, người lao động đóng vai trò điều hành và quản lý. 


TS. Phạm Quang Ngọc, ThS. Trần Thị Lan Anh và ThS. Đặng Thị Hải Hà (từ trái qua phải) đang thảo luận về vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực


Tuy nhiên, hiện nay lao động Việt Nam đang thiếu trầm trọng các kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo thấp, khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế. Theo ông, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ là tất cả các ngành nghề trong xã hội như: Công nghiệp chế biến, giao thông vận tải, thương mại, giáo dục đào tạo… Dựa vào đó, ông đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp và Chính phủ. Chính phủ cần có nhiều hơn nữa các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, doanh nghiệp cần triển khai Robots để tự động hóa, áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất. 


Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may chia sẻ về thị trường lao động trong ngành Dệt may


“Nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động là một trong những thách thức đối với giáo dục và đào tạo”, PGS TS Lê Anh Vinh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục đã phát biểu trong bài trình bày bài “Chuẩn bị thế hệ trẻ cho tương lai trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Ông nhấn mạnh, tại Việt Nam đang tồn tại “nghịch lý thị trường lao động”, tức là số lượng lao động trẻ rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề vẫn rất thiếu lao động, đặc biệt là các lao động có tay nghề cao.  Trong tương lai, các công việc sẽ mang nhiều đặc điểm như: trí tuệ nhân tạo và máy móc điện tử, kết nối quốc tế, trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, giao tiếp đa phương tiện, tính đa ngành và liên ngành. Vì vậy từ ngay bây giờ cần “giáo dục cho tương lai một thế hệ trẻ sẵn sàng”.

Các đại biểu, khách mời đưa ra nhiều câu hỏi thảo luận về việc nên xây dựng chương trình đào tạo đổi mới, doanh nghiệp cần chủ động, tham gia tích cực trong đào tạo nghề cho lao động. Không nên phụ thuộc vào hệ thống đào tạo trong các trường đại học như hiện nay. Đồng thời đặt vấn đề thành lập môn học “Khoa học quản lý, tổ chức” trong các trường đại học. 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...