Cái tát cho giọt nước tràn ly...

2016-03-01 14:57:41 0 Bình luận
“... Biết khổ thế này ngày xưa đã không ngu dại lấy. Em xác định rồi chắc phải khi nào bố mẹ anh “ xong” đời em mới hết khổ, mới hết gánh nặng, mà ngày ấy chắc cũng còn dài.” Lời chị nói như giọt nước đắng tràn ly, trong cơn tức giận anh vung tay tát chị một cái.


     

    Anh xuất thân từ gia đình nghèo khó, mẹ ốm đau triền miên, bao tiền bạc dồn hết vào thuốc thang, thăm khám. Thu nhập trông chờ vào mấy sào ruộng và nghề xe ôm của bố, khách thất thường như mưa nắng. Thấm hiểu hoàn cảnh gia đình, nên anh luôn nghĩ phải có trách nhiệm lo toan cho bố mẹ và các em.

    Chị con gái thành phố, gia đình không giàu nhưng khá giả, chưa biết đến vất vả lo toan. Ngày yêu nhau, anh chẳng giấu giếm chị hoàn cảnh gia đình. Anh từng bảo chị “Trách nhiệm của anh với gia đình rất lớn, lấy anh, em phải chịu thiệt thòi, cuộc sống trước mắt cũng nhiều khó khăn, em suy nghĩ kỹ, anh không muốn sau này em hối hận

    Lấy nhau, lương mỗi tháng anh trích ra một nửa gửi về quê, cả đời bố mẹ vất vả giờ là lúc anh muốn bố mẹ được thảnh thơi nghỉ ngơi tuổi già, chị chấp thuận. Ấy thế mà sau vài tháng, khi phải đối mặt với bài toán cơm áo, chị tỏ thái độ bực bội, thở dài bóng gió xa xôi, lương chẳng đáng bao còn chia năm sẻ bảy không quy chung về một mối.

    Bóng gió xa xôi, anh im lặng, chị nói thẳng “Bố mẹ già rồi, ở quê ăn uống hết bao nhiêu, anh xem thế nào cân đối lại. Vợ chồng còn bao việc phải lo, tiền có phải vỏ hến đâu để phung phí. Các cô chú cũng phải sẻ chia trách nhiệm lo cho bố mẹ, không thể dồn hết lên vai vợ chồng mình được.

    Chị than, bạn chị lấy chồng ở nhà tầng, xe hơi, còn chị lấy chồng thêm nặng gánh. Khi bố mẹ chị ngỏ ý giúp khoản tiền mua nhà, anh lưỡng lự không muốn mang tiếng nhờ nhà vợ, chị không hiểu mặt nặng mày nhẹ “Anh đừng sĩ diện hão, không nhờ bố mẹ vợ vậy anh định trông chờ vào ai, nhà anh chắc. Người ta lấy chồng nhờ nhà chồng nhưng nhà anh chỉ như tấm đá nặng đeo trên vai” Từng lời chị nói thật xa xót, anh không nghĩ chị đổi thay nhiều đến thế.

    Em gái xây dựng gia đình, anh tính cho khoản nho nhỏ làm vốn, anh bảo chị “ Ở quê kiếm được đồng tiền từ đồng ruộng cực nhọc lắm, chúng nó thiệt thòi hơn anh, phải bỏ học giữa chừng. Anh được học hành, công việc tốt hơn, có điều kiện hơn nên lo cho các em.” Chị tấm tức khóc “Em đi kiếm tiền cũng cực nhọc, cũng mồ hôi. Anh có sống hết cả đời với cái trách nhiệm ấy được không, anh em nhất giả kiến phận, em lấy anh đâu phải lấy cả gia đình anh.”

    Hôm rồi, thằng út muốn mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cho vợ kiếm thêm ngoài lúc mùa màng, không có vốn hỏi vay anh mấy triệu. Biết tính chị, anh lẳng lặng giấu đưa cho em, chị biết, chiến tranh bùng nổ “Lũ em anh quen thói đục khoét, làm như nhà này là ngân hàng in tiền không bằng, tiền xin được tiêu sao chẳng dễ. Của chồng công vợ, anh định sống thế này thì ly hôn luôn đi, rảnh rang tay lo cho nhà anh” Biết mình sai, nên anh nín nhịn chị mong cho êm ấm cửa nhà.

    Sắp mùa mưa bão, nhà ở quê thấm dột hết rồi, anh sợ không chống cự được qua mùa bão năm nay, anh rất muốn xây ngôi nhà mới cho bố mẹ đàng hoàng. Bố mẹ già rồi biết sống được bao lâu nữa, đợi dư dật tiền bạc mới hiếu thuận sợ lúc ấy chẳng kịp nữa rồi. Khi có khoản tiền thưởng dự án, anh liền chia sẻ với chị về ý định ấy, chưa nói hết câu chị đã gạt phắt đi “Thôi thì tùy anh, muốn làm sao thì làm, lo được gì thì lo, em thực sự mệt mỏi kiệt sức rồi. Biết khổ thế này ngày xưa đã không ngu dại lấy. Em xác định rồi chắc phải khi nào bố mẹ anh “ xong” đời em mới hết khổ, mới hết gánh nặng, mà ngày ấy chắc cũng còn dài.” Lời chị nói như giọt nước đắng tràn ly, trong cơn tức giận anh vung tay tát chị một cái.

    Chị ôm mặt khóc “Anh đúng là thằng hèn, đời tôi lấy anh được bao ngày sung sướng, bao ngày thảnh thơi, anh đã lo được gì cho mẹ con tôi, hay chỉ làm khổ mẹ con tôi thôi. Anh thử nói xem nhà anh không phải là gánh nặng nợ thì là cái gì hả” Nói xong chị đóng sập cửa phòng, thu dọn quần áo, ôm con về ngoại.

    Ở lại trong ngôi nhà trống vắng, anh thấy mình bất lực và cay đắng quá. Anh đã sai ở đâu, tại sao chị không hiểu cảm thông cho nỗi lòng của chồng, ai chẳng có quê hương gốc gác, có bố mẹ phải hiếu thuận tuổi già. Làm sao anh có thể sống làm ngơ, vô trách nhiệm với gia đình mình được. Anh phải làm gì cho chị hiểu, để cởi được nút thắt mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân của hai vợ chồng…

    Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

    Ý kiến độc giả

    0

    SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

    SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
    2024-05-06 15:28:07

    Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

    Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
    2024-05-06 06:35:00

    Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

    Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
    2024-05-05 21:10:00

    Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

    Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
    2024-05-05 17:56:20

    Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
    2024-05-05 16:45:10

    Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

    Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
    2024-05-05 16:30:00
    Đang tải...