Cần sớm xây dựng mô hình đào tạo Công tác xã hội trường học phù hợp

2016-12-26 22:21:13 0 Bình luận
"Rất cần khảo sát, đánh giá về nghề Công tác xã hội (CTXH) tại trường học để có quy định cụ thể” - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết tại hội thảo “Định hướng xây dựng mô hình đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam” diễn ra trong 2 ngày 26- 27/12 tại Hà Nội.
Cần khảo sát về nghề CTXH tại trường học để có quy định cụ thể
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Bạo lực học đường đang là vấn đề nóng xã hội hiện nay. Theo khảo sát thì có 16% học sinh nữ và 18% học sinh nam cảm thấy trường học là nơi an toàn.

Đây là điều đáng báo động cần có nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý, xã hội để có hướng giải quyết thỏa đáng. Hội thảo định hướng xây dựng mô hình đào tạo CTXH trường học ở Việt Nam cũng hướng đến xây dựng một bộ giáo trình chuẩn từ quốc tế và thực tế tại Việt Nam để giúp can thiệp kịp thời.
 

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu tại Hội thảo
 
Hàng năm, nghề CTXH đào tạo 2.500 sinh viên hệ dài hạn và 3.500 hệ tại chức. “Hiện nay, cả nước có hơn 500 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, người già, trẻ em, người nhiễm HIV… và 12.000 xã phường có chức danh nghề CTXH. Các cơ sở y tế và bảo trợ xã hội đã xây dựng hệ thống tiêu chí nghề CTXH. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để chuẩn hóa đào tạo và trợ giúp đối tượng yếu thế”, ông Hồi nói.

Tuy nhiên, hơn 50.000 cơ sở giáo dục các cấp học từ mẫu giáo đến đại học với nhiều vấn đề như bạo lực học đường, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em bỏ học… thì chưa triển khai nghề CTXH. Điều này đang gây khó khăn cho việc giải quyết những bức xúc hiện nay tại các cơ sở giáo dục.

Vì thế, ông Hồi cho rằng rất cần khảo sát, đánh giá về nghề CTXH tại trường học để có quy định cụ thể. Đồng thời, giới thiệu những mô hình can thiệp đã triển khai thành công tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh.

Trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Hiệp Thương, Trưởng khoa CTXH, Trường ĐHSP Hà Nội thừa nhận, việc xây dựng và phát triển lĩnh vực CTXH còn gặp nhiều khó khăn.

“Lĩnh vực này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, các cấp, các ngành so với nhu cầu cần có. CTXH trong trường học là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với khoa học xã hội ở Việt Nam nói chung và các nhà lãnh đạo cấp cao nói riêng; Công tác nghiên cứu lý luận về CTXH trường học tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào được tiến hành một cách sâu rộng được công bố chính thống về các mô hình dịch vụ CTXH tại trường học ở Việt Nam”, ông Thương bày tỏ.

Thực tế, nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng và phát triển CTXH trường học còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này trước hết được thể hiện ngay trong việc đào tạo CTXH ở Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập do thiếu nhân lực và hạn chế về trình độ.

Việc đào tạo cử nhân hoặc cán bộ CTXH chuyên sâu về lĩnh vực trường học còn rất manh mún. Đa số các trường cao đẳng, đại học chưa thiết kế chương trình đào tạo chuyên biệt về lĩnh vực CTXH này, kể cả ở góc độ lý thuyết lẫn thực hành.

Do chương trình giảng dạy thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp và còn nặng về lý thuyết như thế, nên đây cũng chính là lý do khiến sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực CTXH ra trường lung túng khi cọ xát với thực tế. 

Cần đào tạo phù hợp nhu cầu nhân lực đầu ra
Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH, theo các chuyên gia tại Hội thảo, triển khai Đề án 32 về phát triển nghề CTXH, đứng từ góc độ nhà nghiên cứu và trực tiếp tham gia đào tạo, các trường cần xây dựng chiến lược đào tạo, cũng như sơ đồ các cấp đào tạo khác nhau để sao cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực đầu ra.




Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH được đưa ra tại Hội thảo, cả nước có khoảng 25% dân số thuộc diện bảo trợ xã hội, cần được trợ giúp bởi các cán bộ CTXH. Vì thế, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32) là Việt Nam cần phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Đến năm 2020 cần đào tạo mới và đào tạo lại được 60.000 nhân viên CTXH với các trình độ khác nhau.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện hành lang pháp lý về nghề CTXH, Bộ LĐTBXH và Bộ Giáo dục Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể tiêu chí nghề CTXH trong trường học, đồng thời xây dựng những mô hình can thiệp điểm với các vấn đề nổi cộm trong trường học hiện nay như bạo lực học đường, trẻ em khuyết tật, tự kỷ, bỏ học… để từ đó nhân ra diện rộng.

“Nhìn chung việc tuyển dụng và bố trí những nhân lực được đào tạo này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp chưa nhận được việc làm phù hợp với cái nghề mình được đào tạo. Trong khi đó nhu cầu cần những người làm CTXH được đào tạo thì lại thiếu nhiều nhân sự được đào tạo bài bản”, đại diện Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh khẳng định. 

Theo các chuyên gia, tỷ lệ người biết về ngành CTXH chưa lớn, chế độ ưu đãi nghề còn thấp, nhất là ở cơ sở, môi trường làm việc còn nhiều khó khăn. Để Đề án 32 thực sự chuyên nghiệp cần phải có khung về mặt pháp lý, luật hóa, quy chuẩn quy định rõ ràng để các trường đào tạo đi theo và các cơ sở thực hiện.

Đồng thời, các Bộ, ngành liên quan cần có sự liên kết nhất định để nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm sau khi ra trường, sinh viên ngành CTXH có năng lực đáp ứng tốt nhu cầu thực tế.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...