Chàng thanh niên liệt chân vượt biến cố làm ông chủ doanh nghiệp, "chốt" ngàn đơn hàng

2022-06-05 09:53:48 0 Bình luận
Bị liệt hai chân là cú sốc lớn đối với anh Khiết, nhưng chàng trai đó không cho phép gục mà tự lực đứng lên bằng đôi bàn tay và khối óc.

Nguyễn Thanh Khiết, 37 tuổi, sống ở Bình Tân (TP.HCM) là một ông chủ doanh nghiệp sản xuất kềm (kìm cắt móng chân). Kinh doanh thuận lợi, thu nhập ổn định là điều anh chưa từng dám nghĩ đến trước đây.

17 năm trước, khi đang ở độ tuổi 20 nhiệt huyết, anh là một lơ xe tải chuẩn bị thi lấy bằng lái. Đồng thời, ở nhà còn trồng thêm cao su, nuôi bò ôm giấc mộng khởi nghiệp. Thế nhưng, khi ước mộng chưa thành thì biến cố ập đến. Trong lúc đi chặt cây thuê, anh bị cành cây đè trúng và hậu quả là mất đi hai chân.

Ông chủ doanh nghiệp không ngừng cố gắng vươn lên (Ảnh: Dân trí)

3 năm đầu, anh sống trong đau đớn và hoang mang, thậm chí không ít lần muốn kết thúc sự sống. 4 năm sau, sức khỏe dần ổn định nhờ những bài tập trị liệu, anh xin đi học nghề tại Mái ấm Nhà May Mắn. Tại đây, anh được học về máy vi tính, một năm sau anh mới thành thạo làm Word và Excel.

Nhận thấy, ngành marketing online đang dần phát triển, anh xin trung tâm được học. Sau khóa học, nhóm bạn của anh bắt đầu nhận những đơn hàng SEO website. Thành công đầu tiên là khi anh nhận được tiền công từ công việc này.

Sau lần đó, Khiết tập trung vào công việc SEO web cho khách hàng, kiếm tiền lo được cho bản thân. Anh cũng bắt đầu hành trình rời Mái ấm để ra riêng, tự lập. Những tưởng chàng trai đã hài lòng với cuộc sống mà trước đây không dám mơ nhưng ngược lại, Khiết vẫn luôn trăn trở.

Anh Khiết chăm chỉ gói hàng, giao cho khách (Ảnh: Dân trí)

Một lần về Củ Chi thăm nhà, Khiết trò chuyện với một người bạn đang sản xuất kềm cắt móng, cắt da. Người này có xưởng sản xuất sản phẩm chất lượng, nhưng đang bế tắc trong việc tiếp cận thị trường, khách hàng. Thấy vậy, Khiết ngỏ lời hợp tác chung, anh sẽ lo toàn bộ mọi thứ để đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, dù đã vận dụng hết mọi kiến thức, kinh nghiệm trong thời gian làm việc trước đó, Khiết vẫn không bán được hàng trong năm đầu tiên.

Anh từng phải gõ cửa từng tiệm nail, thuyết phục người ta mua hàng nhưng nhận về không ít từ chối. Đến năm thứ hai, khách hàng tìm đến với anh ngày một đông hơn. Không chỉ có trang web bán hàng ở Việt Nam, Khiết còn tạo trang web hướng đến khách hàng nước ngoài. Ngoài gần 5.000 nghìn cây kềm mỗi tháng bán cho khách lẻ, những đơn hàng sỉ cả nghìn cây cũng được xuất ra thị trường nước ngoài. 

Đầu năm nay, anh tích cực kiếm mặt bằng để mở một văn phòng nhỏ tiếp khách, lên hợp đồng. Hầu hết khách hàng không biết Khiết là người khuyết tật, chỉ khi cần ra ngoài ký hợp đồng, anh mới ngỏ ý để họ đến nhà hoặc hẹn ở một điểm gần nhà vì di chuyển khó khăn. 

"Giờ tôi có thể tự lo được cho bản thân, giúp đỡ gia đình. Tôi có thể đi bất cứ đâu, ăn món gì mình thích từ chính tiền mình làm ra nên thấy rất hạnh phúc. Tôi đã không còn buồn chuyện tai nạn nữa, điều tôi tiếc nuối nhất là đã bỏ phí 7 năm ở nhà mà không đi học nghề sớm hơn", Khiết trải lòng, cười hiền khô. 

Cũng là một người khuyết tật vượt khó như anh Khiết, anh Phạm Việt Hoài- chủ công ty Kym Việt (Hà Nội) là tấm gương doanh nhân tài năng. Năm 2013, anh cùng với vài người bạn khởi nghiệp mở công ty sản xuất thú nhồi bông. Đơn hàng đầu tiên anh bán được 300 con thú nhồi bông. Nhưng trong hơn hai tháng, 9 nhân viên không giao đủ số hàng như trong hợp đồng. Sau lần đầu mất điểm, Hoài bỏ luôn công việc xây dựng, chuyên tâm cho công ty mới thành lập.

Anh Phạm Viết Hoài - chủ doanh nghiệp Kym Việt (Ảnh: VnExpress)

Anh xuống xưởng làm cùng nhân viên. Thấy họ nhồi bông bằng que bình thường, anh nảy ra ý tưởng làm que hình chữ V để nhồi được nhiều bông hơn. Hoài xây dựng quy trình sản xuất theo từng bước một. Anh đánh số, dán nhãn từng loại vải, từng chất liệu sản phẩm theo bước để nhân viên giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu dễ hiểu. Năm nay, hơn 1.000 đơn hàng, 24 nhân viên hoàn thiện chỉ trong sáu ngày.

Anh mở thêm tour trải nghiệm cho học sinh, sinh viên, khách nước ngoài để thay đổi nhận thức về người khuyết tật. Ở đó, các bạn trẻ bình thường tập điều khiển xe lăn trên nhưng các bậc thang, mặc áo bằng một tay, mặc quần mà không co duỗi khớp chân....
Sau hơn 8 năm thành lập, công ty hiện có gần 30 nhân viên, trong đó có 24 lao động là người câm điếc. Lê Vân, 27 tuổi, một công nhân thế hệ đầu cho biết, kể từ khi vào làm việc với những người khuyết tật giống mình nên thấy tự tin hẳn lên.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56
Đang tải...