Chật vật tìm việc dù tốt nghiệp thủ khoa chỉ vì là người khiếm thị

2022-05-20 10:54:33 0 Bình luận
“Với những thành tích đạt được và kinh nghiệm làm việc trong các dự án phi chính phủ. Hồ sơ của mình được phản hồi rất nhanh chóng. Nhưng đến khi phỏng vấn, họ thấy mình gặp vấn đề về mắt nên nhắn mình về đợi kết quả nhưng chẳng có cuộc gọi nào báo kết quả. Mình biết mình đã bị từ chối rồi.” Chị Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hồng (SN: 1988, quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) khi mang hồ sơ đi xin việc. Nhìn nhận chung, có lẽ đó không phải là hoàn cảnh của riêng chị Hồng mà còn là nỗi lòng chung của bao người khuyết tật khác.

Từ không dám nghĩ đến trở thành thủ khoa

Chị Nguyễn Thị Hồng vốn là một cô bé nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát nhưng đến năm 14 tuổi, trong một lần nô đùa cùng các bạn, chị Hồng đã bị chấn thương nặng vùng mắt. Từ đó, vĩnh viễn, chị chẳng bao giờ nhìn thấy được ánh sáng nữa.

Chân dung chị Nguyễn Thị Hồng. (Ảnh nhân vật cung cấp)

“Đúng là bơi trong sự khủng hoảng. Thời gian đầu không nhìn thấy ánh sáng, mình hoảng loạn và sợ lắm! Một đứa trẻ nhanh nhẹn nhưng giờ đây lại chẳng còn được chơi đùa và đi học như trước kia nữa. Lúc đó, mình chẳng muốn gặp ai và cũng chẳng muốn ai hỏi đến mình” - Chị Hồng xúc động nhắc lại.

7 năm là không phải là quá lâu nhưng cũng đủ để con người ta lớn lên và vượt qua khó khăn. Vào năm 21 tuổi, chị Hồng quyết định đi học lại. Chị nói: “Mình giống như một đứa trẻ tiểu học, mình phải bắt đầu lại từ đầu” Chị bắt đầu học chữ nổi, học ngôn ngữ kí hiệu và tham gia vào các tổ chức của người khiếm thị. Chính sự của những con người nỗ lực ấy đã vực dậy tinh thần trong chị.

28 tuổi, chị đỗ đại học với chuyên ngành công tác xã hội. Những ngày đầu tiên đi học, chị chẳng thể tìm được tài liệu, chẳng biết làm sao để ghi nhớ bài giảng của thầy cô. “Trường mới, bạn mới rồi lại có phần xấu hổ vì mình đã nhiểu tuổi. Lúc đó, mình đã từng nghĩ, mình sẽ nghỉ học vì không theo được lớp. Ấy vậy mà mình cũng kiên cường lắm nhé! Mình bảo cả chặng đường khó khăn trước đó mình đã vượt qua được thì những trở ngại này, mình không được bỏ cuộc” - Chị Hồng vừa cười vừa chia sẻ với chúng tôi.

Từ mục tiêu ban đầu chỉ là ra trường đúng hạn nhưng chị Hồng đã trở thành trở thành thủ khoa đầu ra của khoa Công Tác xã hội trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2019 với điểm GPA 3.72. Đây là con số ấn tượng khi đứng thứ 2 toàn trường tại thời điểm đó. Con số đã là minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của chị Nguyễn Thị Hồng. Cứ nghĩ dấu mốc quan trọng này sẽ mở ra một trang mới cho cuộc đời của chị Hồng và truyền lửa cho những người khuyết tật khác nhưng mọi chuyện chẳng dễ dàng.

Chị Hồng (đứng bên trái người) chụp ảnh với bạn cùng lớp trong lễ tốt nghiệp. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Tốt nghiệp bằng xuất sắc cùng với kinh nghiệm nhiều năm làm trong một tổ chức phi chính phủ của Úc, hồ sơ của chị Hồng nhanh chóng được nhận. “Đến vòng phỏng vấn, họ thấy mình là người khiếm thị nên nhắn mình về chờ kết quả. Nhưng chẳng có cuộc gọi báo kết quả nào. Mình biết mình bị từ chối rồi” - Chị Hồng bùi ngùi nói.

Chị đã nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng đều được trả lời tương tự như vậy. “Họ chẳng nói lí do đâu nhưng mình biết là họ không nhận mình vì mình là người khuyết tật. Một số người bạn mình quen cũng bị từ chối giống như vậy”

Định kiến vô hình về người khuyết tật

Một công việc ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân là ước mong không chỉ của chị Hồng mà là của tất cả những người khuyết tật. Tuy nhiên, những định kiến vô hình đã là rào cản trên con đường hòa nhập của người khiếm khuyết. Các quan niệm tiêu cực của cộng đồng như: coi người khuyết tật là những người “đáng thương”; người khuyết tật là những người tàn phế không thể có cuộc sống “bình thường” như những người khác; người khuyết tật đáng phải chịu số kiếp tàn tật vì họ phải “trả giá” cho việc làm xấu xa ở “kiếp trước”; gặp người khuyết tật là sẽ gặp “vận đen”… đang là rào cản rất lớn trong việc đưa người khuyết tật sống hòa nhập với cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.

Những người khuyết tật làm những công việc với mức lương thấp. (Ảnh Nguồn Intenet)

Nếu không được quan tâm, giúp đỡ, người khuyết tật sẽ vẫn mãi gặp những khó khăn và rơi vào cảnh nghèo đói khi chỉ có thể trang trải cuộc sống bằng lương trợ cấp ít ỏi và làm những công việc với mức lương rất thấp: làm tăm tre, thú bông, tẩm quất, bán vé số,…

Anh Võ Thanh (Hà Đông - Hà Nội) bị khuyết tật đôi chân từ nhỏ. Lớn lên, anh Thanh đi bán vé số, mỗi ngày kiếm được 50.000 đồng. Cuộc sống gia đình trở nên khó khăn sau khi anh lập gia đình và có 2 con, con trai đầu cũng bị khuyết tật. Trợ cấp hàng tháng hơn 450.000 đồng cùng với số tiền bán vé số hàng ngày của anh không đủ chi phí sinh hoạt cho cả gia đình. Nhiều lần anh đi xin việc làm khác nhưng không có nơi nào nhận. Anh Thanh cho biết: “Giờ đây, tôi rất mong được các cấp, ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ học nghề phù hợp và tạo việc làm, có thu nhập cho gia đình. Có như vậy, cuộc sống của chúng tôi mới ổn định”…

Vì vậy, cần có những chính sách để người khuyết tật Việt Nam giảm thiểu khả năng bị tổn thương và gia tăng cơ hội cho họ được thỏa sức thể hiện khả năng, năng lực của bản thân. Đây chính là việc làm cấp thiết và cần được thực hiện ngay ở thời điểm hiện tại.

Tạo việc làm cho người khuyết tật: Cần sự quan tâm

Hiện nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang tập trung tìm các giải pháp khả thi để hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hầu hết người khuyết tật bị hạn chế do bị khuyết tật, vì vậy thời gian tới, tùy theo mức độ khuyết tật của mỗi người, ngành sẽ tập trung hướng việc học nghề, giải quyết việc làm cho họ chủ yếu những nghề ít phải di chuyển, sử dụng nhiều sức lao động. Đó là những ngành, nghề như: may mặc, mộc, mỹ nghệ, dịch vụ xoa bóp ấn huyệt, công nghệ thông tin, sửa chữa đồ điện tử,…

Nâng cao năng lực chuyên môn trước hết là phải cho đội ngũ cán bộ, nhân viên: Trước mắt, các cơ quan cần xây dựng và nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại các trung tâm dịch vụ việc làm và công tác xã hội. Đội ngũ này sẽ tư vấn, hỗ trợ cho người khuyết tật tìm những nghề học, việc làm phù hợp, đồng thời là cầu nối với doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Kết nối doanh nghiệp: Để đảm bảo ổn định cuộc sống đối với người khuyết tật, các trung tâm dịch vụ việc làm nên khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là nhu cầu sử dụng lao động là người khuyết tật. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch mở sàn giao dịch việc làm dành riêng để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. Cùng với đó, đội ngũ nhân viên, cán bộ hỗ trợ việc làm cũng cần cung cấp thông tin tuyển dụng, thị trường lao động cho người khuyết tật và gia đình của họ.

Trên cơ sở đó, định hướng để người khuyết tật chọn nghề học, việc làm phù hợp. Các cơ sở dạy nghề sẽ mở rộng và đa dạng các hình thức học nghề một cách linh động phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của người khuyết tật; tổ chức dạy nghề lưu động tại các xã, liên kết đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
Tạo cơ hội ưu đãi trong giáo dục và đào tạo dành cho người khuyết tật: Đối với người khuyết tật, các ngành chức năng nên triển khai chính sách ưu đãi trong hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho họ. Hàng năm, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở dạy nghề công lập trong việc dạy nghề cho người khuyết tật; tăng cường hỗ trợ phương tiện đi lại cho người khuyết tật để họ dễ dàng di chuyển, tiếp cận với các dịch vụ; phổ biến và triển khai các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào làm việc như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay vốn ưu đãi, ưu tiên thuế đất…

Để tạo điều kiện cho người khuyết tật được học nghề và làm việc cần có sự quan tâm phối hợp có hiệu quả của các ngành chức năng và toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để xóa bỏ rào cản, sự kỳ thị đối với người khuyết tật. Các huyện, thị xã, thành phố có chính sách tạo điều kiện để người khuyết tật tìm được việc làm tại chỗ. Bản thân người khuyết tật cần mạnh dạn, có ý chí vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Đây sẽ là cơ sở để tạo dựng một đất nước bình đẳng và tạo cơ hội cho mọi công dân không phân biệt người bình thường hay người khuyết tật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...