Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

2021-10-21 20:00:00 0 Bình luận
Chiều 21/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội nghe các tờ trình, báo cáo và thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tạo động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Trình bày tờ trình Dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nêu rõ, sau 16 năm thi hành từ khi được ban hành năm 2005 đến nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt này. Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005. Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2009 và 2019 không đáng kể, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Ở lần sửa đổi này, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều.

Cũng trong Tờ trình, Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội đối với 2 nội dung chính: quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cơ bản nhất trí phương án “giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký”. Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả”.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, một số đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan; rà soát, đề xuất sửa đổi đồng bộ các quy định về quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong các luật hiện hành như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Ủy ban Pháp luật đề nghị vẫn giữ quy định của luật hiện hành về áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những lý do là việc loại bỏ biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

Cho ý kiến tại cuộc thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: "Đây là dự án luật khó. Mà khó như thế nên soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ, chúng ta mới làm được luật này".

Vì vậy, các cơ quan của Quốc hội đã lắng nghe rất kỹ lưỡng ý kiến của các bên, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, dự án luật có chất lượng tốt, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về cam kết quốc tế.

"Đồng thời, chúng ta có các thiết chế, chế tài để bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, để khuyến khích đổi mới sáng tạo, phong trào start-up nhiều hơn" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về 2 vấn đề Chính phủ xin ý kiến, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn rất kỹ. Về nội dung chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, sáng kiến, dự án… được tài trợ từ ngân sách nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án giao cho cơ quan chủ trì thực hiện, cũng phải tính đến cơ chế phân chia lợi ích hợp lý, cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và cơ quan chủ trì.

Về vấn đề thu hẹp xử phạt hành chính đối với quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Qua nghiên cứu kỹ thấy rằng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, rất cần bảo vệ sở hữu trí tuệ, phải nghiêm hơn, thậm chí phải xử phạt hình sự. Trong khi, phạt hành chính tiện lợi ở chỗ cả người bị phạt và người được phạt đều chấp nhận và giải quyết rất nhanh”.

Cũng tại phiên thảo luận tổ, liên quan đến việc thu hẹp phạm vi xử lý hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đại biểu Trần Công Phàn (Bình Dương) cho rằng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự tại Tòa án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với hàng chục nghìn các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính và tập trung chủ yếu vào các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả. 

"Với thực trạng như vậy, nếu loại bỏ biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tăng thêm gánh nặng cho hệ thống Tòa án hiện đang quá tải, cũng như tạo thêm thách thức cho đương sự khi sử dụng biện pháp tố tụng dân sự" - đại biểu phân tích và đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

Còn đại biểu Lê Minh Chuẩn (Quảng Ninh) cho rằng quy định cụ thể về việc quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được trao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, đồng thời quy định bảo lưu quyền của Nhà nước trong một số trường hợp cũng như nghĩa vụ của tổ chức chủ trì. Đại biểu cho rằng quy định như vậy là phù hợp với chủ chương của Đảng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký xác lập sở hữu trí tuệ dưới sự quản lý của Nhà nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phủ Chính Phủ Dầy: Từ gốc tích tới gìn giữ hồn cốt Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, đã được gìn giữ và phát huy suốt bao năm qua tại Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2024-05-10 18:15:03

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.
2024-05-10 14:35:50

Quảng Ninh: Bảy năm liên tiếp lập kỷ lục nhận Cúp quán quân PCI

Ngày 9/5 tại thành phố Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023. Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu Chỉ số PCI và Chỉ số PGI năm 2023.
2024-05-10 11:53:57

Nghệ An: Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật lần thứ XI

Sáng 9/5, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
2024-05-09 22:34:00

Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ngày 8/5, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tham gia Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng và mang đến những công nghệ đang được triển khai, ứng dụng trong các hoạt động, dịch vụ và giải pháp số tân tiến cung cấp tới khách hàng. Đặc biệt, SHB giới thiệu “Dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh SLINK” – một trong hai giải pháp được vinh danh tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-09 14:58:08

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.
2024-05-09 14:56:06
Đang tải...