Quét mã QR gửi xe tại Phủ Tây Hồ, hoàn toàn không trả tiền mặt

2024-02-23 23:56:25 0 Bình luận
Ngày 23/2, Đoàn liền ngành của thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực hiện công tác tổ chức, quản lý phục nhân dân đi Lễ tại Chùa Hà và Phủ Tây Hồ.

Thông tin đến Đoàn công tác liên ngành của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Cầu Giấy cho biết: Để thực hiện công tác quản lý, cũng như làm sao bảo đảm tổ chức tốt các hoạt động tại Cụm di tích Đình - Đền Chùa Hà vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua và tới đây là dịp Lễ Rằm tháng Giêng, Ban quản lý di tích Đình - Đền Chùa Hà đã tổ chức cho mượn trang phục, hướng dẫn người dân và du khách thập phương đến sắp lễ, trông xe miễn phí. 


Rất đông du khách thập phương đến với Chùa Hà

Đặc biệt, Đình - Đền Chùa Hà được biết đến là di tích nghệ thuật - di tích cách mạng kháng chiến. Đồng thời Đình - Đền Chùa Hà còn là di tích lịch sử văn hóa. Do vậy, thực hiện theo sự chỉ đạo của Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo Phòng Văn hóa phối hợp với UBND phường Dịch Vọng, các Phòng, ban chuyên môn khác đưa vào số hóa thông tin về Đình - Đền Chùa Hà.

Theo đó, người dân cũng như du khách thập phương đến với Đình - Đền Chùa Hà sẽ có thể tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ, chi tiết về di tích lịch sử của Cụm di tích đặc biệt này thông qua mã QR tại các vị trí xung quanh khu di tích như cổng Đình - Đền Chùa Hà.


Ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin quận Cầu Giấy báo cáo với Đoàn công tác 

Cũng theo Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin quận Cầu Giấy mọi công tác chuẩn bị phục vụ nhân dân chiêm bãi Lễ phật dịp lễ Rằm tháng Giêng đã hoàn tất. Trong đó, từ trước Tết Nguyên đán, quận Cầu Giấy đã triển khai thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong Lễ hội truyền thống; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra công tác quản lý, sắp lễ tại chùa Hà. Tiểu Ban quản lý di tích Chùa Hà cũng chủ động chỉnh trang cảnh quan; vệ sinh thường xuyên khuôn viên và các khu vực hành lễ. 

Tại Phủ Tây Hồ, ông Trương Tiến Hồi - Trưởng ban Quản lý di tích phủ Tây Hồ cho biết: Năm nay quận Tây Hồ quyết tâm đưa việc trông giữ xe, trông giữ phương tiện vào quy củ. Trong đó, khu vực trông giữ xe có người hướng dẫn với giá niêm yết công khai theo bảng niêm yết của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể, đối với xe máy gửi ban ngày là 5.000 đồng/xe, buổi tối 8.000 đồng/xe; xe ô tô dưới 20 chỗ 20.000 đồng/xe. Đặc biệt, người dân và du khách thập phương sẽ trả phí thông qua hình thức quét mã QR nhờ vậy gần như chấm dứt hoàn toàn việc thu lời bất chính của các đơn vị trông giữ xe.


Khách hàng hương tại Phủ Tây Hồ 

Bên cạnh đó, tại Phủ Tây Hồ từ lâu Ban Quản lý đã không cho phép khách hành hương đốt hương ở khu nội tự; không đốt mã tại phủ. Người đi lễ chỉ đốt tiền vàng truyền thống. Điều này góp phần tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cũng theo Trưởng ban Quản lý di tích phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ từ Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, Phủ Tây Hồ luôn đón nhận lượng khách đông, có thời điểm tại đây trông giữ hơn 10.000 phương tiện ô tô và xe máy. Tuy khách tập trung đông nhưng đến nay, chưa ghi nhận hiện tượng trộm cắp.


Dự báo lượng du khách thập phương sẽ tăng rất nhiều dịp Lễ Rằm tháng Giêng 

Ông Phạm Thế Vinh - Bí thư Đảng ủy phường Quảng An, quận Tây Hồ cho biết: Các phương án chuẩn bị đón khách sau Tết đã được chuẩn bị từ cuối năm 2023. Không chỉ trong phủ mà các tuyến đường ngoài phủ cũng được vận động thực hiện văn minh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phân luồng giao thông...

Bên cạnh đó, công tác phòng cháy chữa cháy được đặc biệt lưu ý bằng việc thực tập các phương án phòng cháy chữa cháy từ trước Tết Nguyên đán, tăng thêm các bình, vòi chữa cháy. Cùng với không gian cảnh quan, thái độ của nhân viên các cửa hàng, khu bãi giữ xe, phục vụ trong phủ... nhiệt tình, nhẹ nhàng đã tạo nên tâm thái thoải mái cho du khách.


Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình 

Đánh giá cao công tác tổ chức lễ hội, quản lý di tích tại Đình - Đền Chùa Hà và Phủ Tây Hồ, ông Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thu hút lượng lớn người dân và du khách hành lễ trên địa bàn Hà Nội cơ bản đều có phương án tổ chức bài bản, đúng quy định. Đến nay, chưa ghi nhận vi phạm nào. 

Tuy vậy, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình lưu ý các địa phương trong dịp lễ Rằm tháng Giêng có thể lượng khách đến hành hương sẽ đông. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích cần tập trung lực lượng để hướng dẫn du khách chu đáo; tuyên truyền người dân đi lễ văn minh. Trong đó, đặc biệt chú ý vấn đề phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an toàn vệ sinh thực phẩm.


Ông Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Việt Nam phát biểu 

Ông Lương Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Việt Nam, Bộ Văn hó a Thể thao và Du lịch cho biết: Có thể nói cho đến nay, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội khá tốt. Điều này cho thấy sự chỉ đạo thông suốt từ Thành Ủy, UBND thành phố Hà Nội, Sở ngành, quận, huyện, thị xã cho đến các xã, phường, thị trấn. Cùng với đó là sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, du khách thập phương khi đi Lễ chùa đầu năm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...