Làm cách nào để trẻ mồ côi vượt qua mất mát đau thương vì COVID-19?

2021-11-22 07:20:58 0 Bình luận
Nhà giáo, tiến sĩ giáo dục NGUYỄN THỊ THU HUYỀN - giám đốc chương trình, tổ chức giáo dục Teach For Vietnam - nói với Tổ ấm về việc thay đổi tâm lý của trẻ bỗng rơi vào hoàn cảnh mồ côi, cũng như cách chúng ta giúp đỡ trẻ đúng đắn nhất.

Vượt qua nỗi đau

* Thưa tiến sĩ, với một bạn trẻ trong tuổi ăn tuổi học, khi gặp một cú sốc mất người thân, nhất là cha mẹ, sẽ có những ảnh hưởng ra sao đến tâm lý?

- Trẻ em mất cha hoặc mẹ trong hoàn cảnh đau thương như COVID-19 là rất đau buồn. Những đứa trẻ có thể trải nghiệm lại sự kiện đau buồn thông qua những ký ức, suy nghĩ và cảm xúc xâm nhập tâm trí thường xuyên. Sau khi cha mẹ mất đi, con trẻ cũng có thể phát triển chứng rối loạn đau buồn kéo dài.

Đứa trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc sống của chúng, trải qua cảm giác cay đắng và cảm giác rằng cuộc sống vô nghĩa, đây là một phần của hội chứng tách biệt xã hội.

Nhưng không chỉ trẻ em ở thời điểm này rất cần được hỗ trợ, trong một số trường hợp, cha mẹ/người chăm sóc còn lại của trẻ đang phải vật lộn với nỗi đau của chính họ và có thể tự gặp khó khăn về tâm lý. Do đó, việc hỗ trợ đầy đủ cho trẻ có thể là một thách thức đối với họ. 

Trường hợp khác, nếu trẻ mất hẳn cả cha và mẹ thì trẻ mất hẳn người chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần.

Đại diện Liên đoàn lao động Quận 7 trao quà hỗ trợ cho các em học sinh có cha, mẹ mất vì COVID-19.

* Vậy làm sao giúp các con vượt qua nỗi đau lớn đó, thưa chị?

- Việc vượt qua nỗi đau là tùy thuộc vào từng trẻ và sự hỗ trợ mà trẻ nhận được từ những người thân thiết quanh trẻ. Có một số chiến lược chung mà những người thân hoặc lực lượng công tác xã hội có thể xem xét.

1. Chấp nhận sự đau thương

Nếu các em khóc lóc, than vãn, lo lắng..., người lớn có thể lắng nghe và chia sẻ, không xoa dịu một cách hời hợt. Người lớn có thể dạy trẻ cách bộc lộ các cảm xúc đau buồn này mà không làm tổn hại thể chất hoặc tinh thần của các em. Ví dụ: các em có thể khóc, có thể kể, có thể viết nhật ký...

Người lớn xung quanh có thể nhắc những điều tốt đẹp về cha mẹ của các em và khuyến khích các em cùng cầu nguyện điều tốt lành sẽ luôn đến với cha mẹ ở thế giới khác. Việc trò chuyện thẳng thắn về cái chết của cha/mẹ trong trạng thái bình tĩnh giúp ích cho trẻ hơn là né tránh hoặc nói dối trẻ.

2. Hạn chế các hoạt động, sự kiện gợi nhắc kỷ niệm gia đình trong giai đoạn đầu

Các sự kiện họp mặt toàn gia đình như ngày lễ, tết có thể khiến trẻ cảm thấy tủi thân, cô độc và nhớ về cha/mẹ đã khuất nhiều hơn. Trong 2 năm đầu tiên của mất mát, những người thân cần ở bên trẻ trong những dịp này nhiều hơn và khiến trẻ bận rộn với những việc tương tự thường ngày.

3. Duy trì các thói quen, hoạt động hằng ngày

Việc hạn chế sự thay đổi có thể sẽ giúp ích trẻ. Ví dụ, người thân có thể chuyển đến ở cùng nhà cũ của trẻ nếu trẻ mất cả cha lẫn mẹ, trò chuyện với trẻ để biết những thói quen hằng ngày của gia đình trước đây. 

Nếu trẻ mất cha/mẹ thì người còn lại có thể thảo luận cùng trẻ để sắp xếp lại một số hoạt động, thói quen trong nhà, nhưng những gì không cần thay đổi thì có thể giữ như cũ.

4. Hỗ trợ tài chính

Trẻ mất cha/mẹ có thể mất đi trụ cột tài chính của gia đình. Do đó, các tổ chức xã hội có thể hỗ trợ học phí và các chi phí sinh hoạt tối thiểu cho gia đình, hoặc giới thiệu việc làm cho cha/mẹ để họ có thu nhập ổn định nuôi trẻ.

Trường hợp trẻ có biểu hiện rối loạn tâm lý, người thân có thể nhờ các tổ chức xã hội tìm kiếm các chuyên gia chuyên nghiệp để hỗ trợ.

Chăm sóc tâm lý

* Việc dạy trẻ mồ côi trong những môi trường tập thể và gia đình thì ở đâu sẽ giúp trẻ hòa nhập, ổn định tâm lý hơn?

- Nếu trẻ mất cả cha và mẹ và không có người thân nào nhận chăm sóc thì chúng ta mới tính đến việc tìm môi trường tập thể (mái ấm, viện mồ côi...) hoặc cha mẹ nuôi cho trẻ. 

Với trường hợp trẻ còn cha/mẹ và cha/mẹ dù có khó khăn tài chính nhưng vẫn rất yêu thương, quan tâm trẻ, tôi luôn tin môi trường gia đình của trẻ là sự lựa chọn tốt nhất.

* Gần đây, nhiều người nhắc đến văn hóa nhận con nuôi nên hình thành trong xã hội Việt Nam như đã và đang có ở các nước phương Tây. Chị thấy vấn đề này như thế nào?

- Theo quan sát kinh nghiệm của tôi, ở Việt Nam đã có rất nhiều người nhận con nuôi, dù không hoàn tất cả thủ tục pháp lý chặt chẽ theo quy định hoặc theo cách như ở phương Tây. Do đó, cũng khó nói rằng mô hình này chưa phổ biến ở Việt Nam.

Trong trường hợp nếu trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc người còn lại không có khả năng nuôi nấng, tôi vẫn khuyến khích trẻ nên được sống với họ hàng thân thích, có mối quan hệ huyết thống và từng gắn bó với trẻ nếu họ thực sự chào đón và có khả năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ. 

Nếu điều này không thể thực hiện thì việc tìm gia đình nhận nuôi dưỡng hay đưa trẻ vào các môi trường tập thể mới nên được suy xét đến.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...