Phóng viên hoanhap.vn đi thực tế tại Hoà Bình
2016-04-13 09:06:22
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 12/4, đoàn công tác của Tạp chí do Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Quyết làm trưởng đoàn đã có chuyến đi thực tế tại Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – tỉnh Hoà Bình và làng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Đoàn công tác chụp ảnh tại Công ty thuỷ điện Hoà Bình. |
Được sự đón tiếp nhiệt tình của các cán bộ Nhà máy, đoàn đã có cơ hội được tới thăm quan và trao đổi, phỏng vấn đối với những cán bộ, công nhân viên của nhà máy, những người anh hùng thầm lặng vẫn luôn miệt mài công việc trong các tầng hầm để đảm bảo ổn định nguồn điện của đất nước.
Nhà máy thủy điện sông Đà là một công trình vĩ đại được đặt trên dòng sông Đà hùng vĩ. Đây là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Kỹ sư Phạm Quang Tuấn hướng dẫn đoàn thăm quan hầm thuỷ điện Hoà Bình. |
Với thiết kế 1.920 mW, 8 tổ máy phát điện, sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Việc xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhằm giải quyết nguồn cung cấp điện chủ lực cho toàn bộ hệ thống điện Việt Nam, đóng vai quan trọng và mang nhiệm vụ to lớn đối với đất nước ta.
Công trình Thủy điện Hòa Bình là công trình đầu mối đa chức năng, là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu nằm ở bậc dưới cùng trong hệ thống bậc thang các công trình Thủy điện trên sông Đà.
Trung tâm chỉ huy và điều độ năng lượng. |
Ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam, Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt, tiết kiệm nước phục vụ nông nghiệp cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Nhà máy thủy điện được xây dựng ngày 6/11/1979 và khánh thành vào ngày 20/12/1994. Trải qua 15 năm xây dựng, trên 4 vạn cán bộ công nhân Việt Nam và 2,5 nghìn lượt chuyên gia Liên Xô đồng cam chịu khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn để sớm đưa Công trình vào vận hành. Đặc biệt nơi đây đã hy sinh xương máu của 168 người (trong đó có 11 công nhân Liên Xô). Đây là biểu tượng sống động của tình hữu nghị sâu nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Xô.
Đoàn công tác thăm quan 8 tổ máy phát điện. |
Đoàn công tác hoanhap.vn đã dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Bác Hồ. |
Một số hình ảnh tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Chùa Khmer tại Khu các làng dân tộc III - Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Khu chùa Khmer gồm có: Chính điện, Tam quan, Tháp góc, vườn tháp, nhà thiêu, nhà thuyền, nhà để ghe ngo, Am thờ, chùa nhỏ (sala), Sa la, cột cờ và ao sen. Khu chùa lấy Chính điện làm trung tâm, các công trình khác được bố trí xung quanh và liên kết với nhau bằng đường nội bộ. Ngoài ra, Khu còn có hệ thống các đường dạo len lỏi giữa vườn cây. Làng dân tộc Khmer được thiết kế nhằm tái hiện các giá trị văn hóa, đời sống tinh thần, tập quán lao động của dân tộc Khmer, lấy điển hình mẫu là Làng dân tộc Khmer sinh sống tại tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, thiết kế làng dân tộc Khmer dựa theo các tài liệu khảo sát, điền dã của khu vực sinh sống và dựa vào kiến trúc nhà ở, kiến trúc tâm linh hiện có của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. |
Quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với ba tháp: tháp chính, tháp hỏa và tháp cổng được xây dựng với tỷ lệ tương đương với nhóm tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận và đây được coi là một trong những điểm nhấn trong tổng thể Khu các Làng dân tộc III. Ở cả 3 tháp, các hoa văn trang trí được kết hợp giữa các chi tiết đá sa thạch và được đục tay gắn vào, các tai lửa gốm được đục trực tiếp trên khối gạch xây. Các chi tiết đều khá cầu kỳ, tinh xảo. Ngoài ra, việc trang trí các ngưỡng đá, tượng đá cũng là nét nổi bật trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng của người Chăm, bởi họ tin rằng bên trong các tảng đá đều có thần linh ngự trị và có thể mang lại cho họ điều may mắn. |
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Ngọc Bích