Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Còn thiếu thông tin, đồng bộ
Theo đó, nhiệm vụ chuyển đổi số là tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ điều này và nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước.
Thực tế, Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, qua đó hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhà nước rút ngắn khoảng cách về tốc độ chuyển đổi số. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt là xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh, tầm quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số trong vai trò là động lực chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Hải Quang - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giúp cho Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn.
Ông Vũ Hải Quang - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam VOV phát biểu khai mạc hội thảo.
Phó Tổng Giám đốc VOV Vũ Hải Quang nhấn mạnh, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển.
“Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh đã mang đến cơ hội phát triển của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp mang tính chất đầu tàu, dẫn dắt nền kinh tế của cả nước. Do đó, Hội thảo về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm các tham vấn từ các chuyên gia, các nhà khoa học và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số. Hội thảo cũng góp phần cụ thể hóa các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số trong giai đoạn sắp tới”, Phó Tổng Giám đốc Vũ Hải Quang bày tỏ.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) khẳng định, chuyển đổi số mang lại những giá trị lớn cho Doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp công nghệ số thường có tiềm năng tăng trưởng vượt trội do tính chất đột phá và sự đổi mới liên tục trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng mở rộng và sức mạnh của công nghệ số làm cho các doanh nghiệp này trở thành những tác nhân chính thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong nền kinh tế.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) phát biểu.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, có 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ chuyển đổi số như: giúp giảm chi phí (67%), giảm tiếp xúc trực tiếp (52%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (42%)...
Phó Cục trưởng Nguyễn Thanh Tuyên nhận định: “Hiện nay, việc chuyển đổi số vẫn gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư chuyển đổi số lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã có thói quen kinh doanh, khó thay đổi; thiếu sự cam kết từ lãnh đạo; hay thậm chí có tình trạng "trên chỉ đạo, dưới không nghe, thiếu sự cam kết từ người lao động", thiếu nhân lực nội bộ, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thông tin công nghệ số, thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ ràng… Đây là những yếu tố đang cản trở quá trình chuyển đổi số trong các Doanh nghiệp”.
Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) - Hội truyền thông số Việt Nam trình bày.
Trình bày tại Hội thảo, ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) chia sẻ: “Chuyển đổi số đòi hỏi một cái nhìn toàn cảnh, một cách làm tổng thể và chỉ thành công, hiệu quả với một tác động tổng thể của tất cả các yếu tố chuyển đổi cùng phối hợp. Tuy nhiên, đây là một trở ngại lớn trong cơ chế ra quyết định tại các DN nhà nước. Thay vì tạo ra một tác động tổng thể, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đang tập trung nhiều vào quá trình số hóa vận hành và xây dựng một số giải pháp cụ thể thay vì tổng thể”.
Đáng chú ý, theo ông Lê Nguyễn Trường Giang cho biết, tiến trình chuyển đổi số cũng gặp những trở ngại trong hành lang pháp lý về quy trình, quy định cũng như cơ chế về việc thay đổi và áp dụng những mô hình tổ chức, mô hình nghiệp vụ, mô hình dữ liệu, mô hình vận hành…
Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, qua đó hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhà nước rút ngắn khoảng cách về tốc độ chuyển đổi số. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt là xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh, tầm quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số trong vai trò là động lực chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực…
Quang cảnh Hội thảo: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức.
Hội thảo được Báo điện tử VOV tổ chức, với mong muốn nhìn lại công việc chuyển đổi số và chỉ ra những thách thức trong tương lai, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của chuyển đổi số trong sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Chuyển đổi số là xu thế, là tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; giúp cho Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả, hiệu lực và minh bạch hơn.
Chuyển đổi số bao gồm ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, bên cạnh hiệu lực của Chính phủ số thì Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới.
Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chia sẻ tại hội thảo.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Nội dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Nhiệm vụ chuyển đổi số là tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ điều này và nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã đi sâu bản thảo các nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp như: chuyển đổi cách thức tổ chức; chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, cách hành động; chuyển đổi cách vận hành; chuyển đổi cách đo lường hiệu quả công việc; chuyển đổi lợi thế cạnh tranh và chuyển đổi bản chất của hoạt động kinh doanh; những vướng mắc, trở ngại, kinh nghiệm thực tế cũng sẽ được các doanh nghiệp có nhiều thành công trong chuyển đổi số.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.