Cử nhân thất nghiệp, lỗi không nhỏ ở bản thân

2016-02-28 23:29:55 0 Bình luận
Khi mà nền giáo dục đại học hiện đại đang coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu là chính thì một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam vẫn duy trì phương pháp học tập sai lầm theo lối cũ: trì trệ và lười nhác.


Nhiều người trẻ Việt Nam đang dùng thời gian rảnh rỗi của họ để làm những việc vô bổ - Ảnh: internet.

Theo Bản tin thị trường lao động quý II/2015 được Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố ngày 30/10/2015, ghi nhận tỉ lệ cử nhân thất nghiệp đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất từ 3,9% lên 4,6%, tức là tăng từ 178.000 người lên gần 200.000.

Đây rõ ràng là một con số đáng báo động khi mà hàng năm, ¾ số học sinh tốt nghiệp phổ thông đều tập trung vào đại học khiến số cử nhân thất nghiệp còn có dấu hiệu tăng hơn nữa. Bỏ qua những hạn chế về cách thức giáo dục đại học ở Việt Nam đã được nhắc đến nhiều lần trước đây, phải chăng nguyên nhân không nhỏ của vấn đề nhức nhối lâu nay xuất phát từ chính sinh viên - những người đã và đang tự chọn cho mình con đường ngắn nhất để có được tương lai tươi sáng?

Theo các nhà chuyên môn, sai lầm đến từ ngay suy nghĩ lựa chọn giảng đường đại học thay vì theo học nghề của phần lớn những học sinh mới tốt nghiệp phổ thông. Điều này không hề phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay. Bởi lẽ, số lao động đạt trình độ đại học trở lên chiếm hơn 40% tổng số lao động có trình độ chuyên môn nhưng thị trường chỉ cần khoảng 20% đối với nhóm này. Như vậy, cần phân luồng ngay từ trong khi tuyển sinh: chỉ cần khoảng 40% vào giáo dục đại học, còn 60% vào giáo dục nghề nghiệp để nguồn lực được phân bố đều tránh tình trạng nơi thừa chỗ thiếu.

Cũng theo các chuyên gia, lên lớp nhiều nhưng khả năng tự học, tự tìm hiểu kém và lười đào sâu, tư duy… đã khiến sinh viên Việt Nam ngày càng xa rời với thực tế và thường có xu hướng bám vào mớ lý thuyết suông trong các giáo trình thu góp được trên mỗi giảng đường. Nhiều người hẳn sẽ đổ lỗi cho việc sinh viên Việt Nam có quá ít không gian để có thể tự học và nghiên cứu một vấn đề gì đó, mà cụ thể ở đây là thư viện ở trường. Điều này liệu có đúng?

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng diễn ra vào tháng 8/2014, nghiên cứu cho biết: Trung bình cứ 21,2 sinh viên mới có 1 chỗ ngồi, diện tích phòng đọc thư viện bình quân là 0,05m2/1 sinh viên. Có thể những con số trên nói đúng phần nào về nguyên nhân khiến cho sinh viên đại học ít có cơ hội tự học, tự đào sâu hơn bởi những hạn chế về cơ sở vật chất.

Nhưng thử lật lại vấn đề, liệu sinh viên có tha thiết với việc đọc sách, lên thư viện để học tập và nghiên cứu hay không? Theo khảo sát 100 sinh viên của Trường ĐH Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội thì chỉ có khoảng 30% sinh viên tiếp cận thông tin từ sách, số còn lại chủ yếu sử dụng mạng internet. Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ có khoảng 25% sinh viên thường xuyên đọc sách. Tuy nhiên, thời lượng dành cho việc đọc sách chỉ chiếm khoảng từ 10-15% thời gian học tập của sinh viên.


Thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khang trang nhưng chẳng có mấy sinh viên đến học tập - Ảnh: internet

Chứng tỏ rằng, sinh viên hiện nay rất ít đọc sách, thậm chí có một bộ phận không nhỏ không biết đến khái niệm đọc sách là gì. Một bộ phận lớn sinh viên hiện nay đọc sách rất thụ động, nghĩa là họ chỉ đọc khi có yêu cầu của giảng viên để thuyết trình, làm bài tập nhóm, thảo luận, kiểm tra... hoặc đọc theo kiểu phong trào, nói chung là để đối phó và phục vụ cho việc học một cách tức thời, họ chưa xem đọc sách như là công việc chính của việc học tập theo hệ tín chỉ như hiện nay.

Nhìn sang Mỹ, tuy thời gian lên lớp không nhiều, nhưng sinh viên bên họ vẫn nỗ lực cực cao bởi lẽ, mỗi người đã có sẵn tinh thần tự giác học tập từ trước. Điều này được thể hiện qua việc tự học và tự nghiên cứu. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên thường phải hoàn thành một số lượng lớn các bài tập về nhà (problem sets), bài đọc (reading assignment), bài viết (papers). Chuyện vào thư viện, lên internet tìm hiểu thông tin để viết bài, đọc những tài liệu tham khảo khá dài là chuyện "như cơm bữa". Thư viện ở nhiều trường đại học lớn còn mở cửa 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên.

Không chỉ có những giờ lên lớp căng thẳng, sinh viên ở các trường đại học Mỹ còn chủ động tham gia vào rất nhiều các câu lạc bộ, các tổ chức khác nhau, rồi chơi thể thao, hát, chơi nhạc... Các hoạt động này vừa giúp tăng cường thể chất đồng thời cũng có tác dụng phát triển tính năng động, sáng tạo, và nhất là khả năng lãnh đạo (leadership skill)…

Chính sự thiếu hụt về cả khả năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm thực hành ngoài thực tế khiến cho các nhà tuyển dụng đã và đang ngần ngại tiếp nhận những sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường đại học Việt Nam. Thay vì trưng ra một bản CV dài dằng dặc những thông tin chung chung thiếu điểm nhấn, tại sao mỗi sinh viên Việt Nam không tự thay đổi cách thức tiếp nhận kiến thức và học tập của mình ngay từ trên giảng đường đại học để tìm ra cho mình một nét chấm phá đó đủ để tạo ra sự khác biệt?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...