Đại biểu Quốc hội: Cuộc sống thay đổi thì chính sách và pháp luật phải thay đổi

2023-11-02 06:05:00 0 Bình luận
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phân tích cụ thể nguyên nhân chủ quan của các văn bản vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hiện nay. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã giải trình rõ về nội dung này.

Góp ý về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn TPHCM) đánh giá cao sự quyết liệt của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, nhất là sự tích cực, trách nhiệm của Thường trực Tổ công tác của Chính phủ với 523 văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát với 22 lĩnh vực trọng tâm và các lĩnh vực khác, cơ bản đã hoàn thành trong thời gian ngắn.

Theo báo cáo rà soát, chỉ có 6,5% là văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, phần lớn là văn bản có bất cập, vướng mắc, tập trung ở các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị báo cáo cần phân tích cụ thể hơn các nguyên nhân chủ quan của tình trạng này. Đó là do cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thực hiện nghiêm quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay việc lấy ý kiến chưa đầy đủ hoặc việc đánh giá tác động của chính sách chưa sâu, mang tính hình thức hay là việc tiếp thu, giải trình của các cơ quan soạn thảo có lúc còn mang tính chủ quan.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị cần làm rõ những nguyên nhân này để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 

Về kết quả rà soát, đại biểu nhận thấy, kết quả rà soát dù rất tích cực nhưng chưa phản ánh được hết bức tranh về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta, cho nên cần tiếp tục rà soát.

Đại biểu Quốc hội: Cuộc sống thay đổi thì chính sách và pháp luật phải thay đổi - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn TPHCM) phát biểu tại hội trường Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại biểu đề xuất văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chỉ nên quy định thẩm quyền chung của UBND cấp tỉnh đối với những nhiệm vụ của UBND quy định tại Điều 21 và Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, còn lại, nhất là những thẩm quyền quyết định những vụ việc cụ thể thì nên giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Đại biểu cho rằng, việc này không chỉ giúp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu mà còn khắc phục được bất cập hiện nay và đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.

Về xử lý kết quả sau rà soát, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đồng tình với kiến nghị của Ủy ban Pháp luật là tập trung xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát với lộ trình và trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành và nhất là quan tâm tới việc giám sát xử lý kết quả sau rà soát.

Với các ý kiến cho rằng chất lượng hệ thống pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, đại biểu Đỗ Đức Hiển (Đoàn TPHCM) phát biểu tranh luận nêu rõ, việc Quốc hội yêu cầu rà soát hệ thống pháp luật là kịp thời để có những đề xuất sửa đổi, có được giải pháp để làm tốt hơn không  chỉ trong xây dựng pháp luật mà kể cả trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. 

Đại biểu Đỗ Đức Hiển nêu rõ với khối lượng rà soát lớn với hơn 500 văn bản gồm cả văn bản luật và dưới luật. Qua rà soát chưa phát hiện thấy nội dung trái chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp và điều ước quốc tế. Điều này được thể hiện rất là rõ trong báo cáo của Chính phủ cũng như ý kiến độc lập của các cơ quan của Quốc hội.

Những nội dung được phát hiện là mâu thuẫn, chồng chéo tuy là có những không nhiều và chủ yếu do bất cập, lạc hậu với thực tiễn.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển cũng cho biết trong từng nội dung được phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo đều đã có hướng xử lý khá cụ thể cả về nội dung, về tiến độ và cách thức thực hiện. Trong đó, có nội dung liên quan đến luật dự kiến sẽ xử lý ngay trong kỳ họp này, có việc đã có trong chương trình, kế hoạch lập pháp của năm hay của nhiệm kỳ. Đối với các văn bản dưới luật, Chính phủ cũng đã cam kết chỉ đạo sửa ngay. Ngoài ra, qua rà soát cũng chưa phát sinh yêu cầu, cấp bách cần phải xử lý cũng như là phải dùng một luật để sửa nhiều luật. 

Đại biểu Đỗ Đức Hiển nhấn mạnh ý nghĩa của việc rà soát pháp luật và đề nghị việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không dừng ở đây, thực hiện theo đợt mà phải tiến hành thường xuyên và kết quả rà soát cần phải thực hiện để làm thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật.

Phát biểu ý kiến tranh luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Đoàn Nam Định) cho biết, thời gian qua việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã gắn chặt với thực tiễn, thể hiện quan điểm rất rõ của Đảng, Nhà nước là xác định hoàn thiện thể chế là khâu đột phá chiến lược…

Đại biểu cho rằng, cuộc sống thay đổi thì chính sách và pháp luật phải thay đổi và phải được cuộc sống chứng minh là đúng và được cuộc sống chấp nhận. Và khi cuộc sống đã chấp nhận thì chúng phải tiến hành những cái hoạt động rà soát thường xuyên như lần này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói về rà soát văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã đăng đàn làm rõ thông tin về một số vấn đề đại biểu nêu liên quan đến Báo cáo số 587/BC-CP ngày 20/10/2023 của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Tổ công tác của Chính phủ thực hiện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã cố gắng, nỗ lực rất lớn, chủ động tiếp cận các nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Báo cáo của các bộ ngành, của các địa phương, tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc của Thủ tướng Chính phủ; đã ghi âm, ghi chép các kiến nghị và được chắt lọc đưa vào báo cáo kết quả rà soát…

Đại biểu Quốc hội: Cuộc sống thay đổi thì chính sách và pháp luật phải thay đổi - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải trình về nội dung văn bản pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổ công tác của Chính phủ cũng tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội liên quan đến công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về kết quả giám sát, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, qua rà soát cho thấy, hệ thống pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước. Số lượng các vấn đề vướng mắc, bất cập là có và đã được nêu trong báo cáo, trong đó có mâu thuẫn, chồng chéo ở tầm luật, nhưng nếu nghiên cứu một cách tổng thể, các kiến nghị có phần chưa chính xác. Ví dụ kiến nghị liên quan đến quy định về nhóm dự án thành phần theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 và Nghị định 99 năm 2021 về quản lý thanh quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. 

Ý kiến chuyên gia cho rằng cần phải tính toán thêm xem có chính xác hay không; tuy nhiên cũng có những vấn đề thuộc về quan điểm và chính sách khi chúng ta xử lý các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

VBộ trưởng Lê Thành Long dẫn chứng, có những đề xuất phải sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 68 của Luật Đầu tư công quy định về thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm. Tuy nhiên, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho rằng đây là vấn đề chính sách và Quốc hội cũng đã cân nhắc rất kỹ khi mà xem xét để biểu quyết thông qua, với tư duy nếu phân cấp xuống đến cấp xã như đề xuất có thể ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư.

Thay mặt Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường vai trò hiến định là giải thích các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Đối với kiến nghị khác của các đại biểu Quốc hội liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện, tăng cường năng lực Tổ công tác sẽ tiếp thu để tham mưu cho Chính phủ trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của quyền hạn của mình. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...