Đăk Nông: Phiên tòa lại hoãn vì nhiều người bị triệu tập vắng mặt không rõ lý do

2019-06-03 09:32:08 0 Bình luận
HOANHAP.VN -Theo dự kiến, ngày 30/5/2019 phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Hủy hoại rừng” liên quan đến cựu thiếu tá công an Phạm Xuân Sáng và 3 bị cáo khác đã phải hoãn vì có tới 29/31 người bị triệu tập đã vắng mặt không rõ lý do. Đây là vụ án có 2 trong số 4 bị cáo kêu oan, kéo dài từ năm 2015 đến nay vì nơi xảy ra vụ án... không còn rừng từ năm 2013 về trước.

 Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông- nơi sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm do có 2/4 bị cáo kêu oan

Theo bản án sơ thẩm do Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long thực hiện, Phạm Xuân Sáng bị coi là chủ mưu, đã thuê Hoàng Văn Đào, Vũ Việt Hưng và Trần Văn Tuân phá rừng để lấy đất... trồng rừng. Trước khi bị khởi tố, Phạm Xuân Sáng là thiếu tá, đội trưởng Đội An ninh nông thôn - Công an tỉnh Đăk Nông. Nhận thấy nhiều quan chức của tỉnh Đăk Nông có vợ, con, người thân được giao đất, giao rừng, Sáng đã làm thủ tục xin được thực hiện dự án trồng rừng nhưng đứng tên Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào (có hộ khẩu tại xã Đặc Ha). Dự án đã được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa thẩm định, phê duyệt, đồng ý và ủy quyền cho Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha ký hợp đồng “Huy động vốn trồng rừng” với diện tích hơn 28ha.

Theo báo cáo phúc tra số 201/BC-Cty ngày 30/6/2014 do Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu thực hiện (có trong hồ sơ vụ án) và các tài liệu khác mà phóng viên thu thập được, từ năm 2013 về trước, khu vực mà Tuấn và Đào được thuê trồng rừng đã không còn rừng. Vì trước đó, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Nông đã khai thác gỗ, đào hầm hào làm... bãi diễn tập từ năm 2008 nên rừng bị phá tan hoang.




Ở nơi mà Đào, Hưng, Sáng bị cáo buộc “Hủy hoại rừng”, rừng đã không còn từ năm 2013 về trước

Hợp đồng “Huy động vốn trồng rừng” của Tuấn và Đào ký với Xid nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đang thực hiện thì Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Nông có chủ trương cho phép Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành khảo sát, lập dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng với diện tích lên tới hơn 300ha, trùm lên 28ha của Đào và Tuấn đã triển khai đầu tư hàng trăm triệu đồng bằng tiền của Sáng. Do Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành không chịu đền bù cho Sáng, Đào và Tuấn nên mâu thuẫn đã diễn ra. Nhiều hộ dân có đất rừng ở trong phạm vi dự án cũng phản đối việc “muốn lấy đất nhưng không chịu đền bù” của Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng của Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành đến nay đã bị đổ vỡ vì chủ đầu tư không có năng lực tài chính, cha con của chủ doanh nghiệp này đã bị khởi tố ở một vụ án khác.

Trước khi bị khởi tố (ngày 16/3/2017) thiếu tá Phạm Xuân Sáng đã có hàng loạt đơn tố cáo gửi các cấp, đề cập đến trách nhiệm của một số quan chức của tỉnh Đăk Nông có hành vi tham nhũng, tiêu cực, trù dập cấp dưới, trù dập người tố cáo. Trong đơn tố cáo của Sáng, có đề cập đến trách nhiệm của đại tá Nguyễn Ngọc Chương- nguyên gián đốc Công an tỉnh Đăk Nông. Khi ông Chương còn tại vị, cũng đã 2 lần chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra, xác minh đơn tố cáo gược đối với thiếu tá Phạm Xuân Sáng chỉ đạo Đào và Hưng phá rừng. Kết quả xác minh 2 lần đều cho thấy không đủ căn cứ để khởi tố Phạm Xuân Sáng về hành vi “Hủy hoại rừng”.

Thế nhưng, ngày 16/3/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đăk Nông đã khởi tố Phạm Xuân Sáng, đồng thời ban hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc, nơi ở của Sáng, lấy đi toàn bộ đơn tố cáo và tài liệu mà Sáng đã thu thập, lưu giữ nhiều năm qua liên quan đến chống tham nhũng, chống tiêu cực.


Phiên tòa phúc thẩm sáng ngảy 30/5 đã phải hoãn do có tới 29/31 đối tượng bị triệu tập không có mặt tại phiên tòa.

Từ khi bị bắt tạm giam đến nay, trải qua 3 phiên tòa sơ thẩm (2 phiên tòa đã bị hủy án để trả hồ sơ điều tra lại), Phạm Xuân Sáng và Vũ Việt Hưng đã kháng cáo kêu oan. Với trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã có loạt bài điều tra, phản ánh diễn biến vụ án này, đồng thời cung cấp cho các cơ quan tố tụng tỉnh Đăk Nông nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến bản chất vụ án.

Sau khi Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long ngày 11 và 12/2018, tuyên mức án nhẹ hơn bản án cũ (đã bị hủy) đối với Phạm Việt Hưng, ngay sau khi được ra tù, Hưng đã ra Hà Nội tìm đến các Văn phòng luật sư tại Hà Nội và Tòa soạn Tạo chí điện tử Hòa Nhập để kêu oan. Hưng khẳng định: “Tôi không hủy hoại rừng như 2 bản án sơ thẩm đã kết tội. Tôi chỉ là người làm thuê, phát quang cây dại để trồng rừng, chứ tôi không phá rừng”. Bị cáo Hoàng Văn Đào cũng khẳng định tại phiên tòa: “Anh Phạm Xuân Sáng không chỉ đạo bị cáo hủy hoại rừng”.

Phiên tòa phúc thẩm đã 3 lần được mở, nhưng 2 lần trước Hội đồng xét xử quyết định hoãn vì có đơn xin hoãn phiên tòa của các VP Luật sư. Lầm này, không rõ lý do gì, 2 bị cáo là Đào (đang chấp hành án) và Tuân cũng như hầu hết những người bị triệu tập đã không có mặt tại phiên tòa. Bức xúc trước sự vắng mặt của các điều tra viên, giám định viên là cán bộ Hạt kiểm lâm Đăk G’Long, cán bộ của Cty lâm nghiệp tại phiên tòa do Tòa án triệu tập, Vũ Việt Hưng đã viết đơn tường trình gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Nông và các luật sư, các cơ quan báo chí để trình bày về việc bị điều tra viên Trương Văn Hùng mớm cung, dụ cung trong quá trình điều tra như thế nào.

Lợi dụng Phạm Xuân Sáng và Hoàng Văn Đào đang bị tạm giam, một nhóm đối tượng đã ngang nhiên vào khu vực dự án đã được Đào và Tuấn trồng keo từ năm 2014 để thực hiện hành vi chặt phá, hủy hoại rừng nhằm cướp đất. Hành vi côn đồ này được diễn ra từ cuối năm 2018 đến tháng 4/2019 có đơn tố cáo của Trần Minh Tuấn, nhưng đến nay vẫn chưa được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đăk Nông khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.

Tạp chí điện tử Hòa Nhập sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích, phản ánh về diễn biến vụ án này.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu trong năm 2024?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Xây dựng thang bảng lương trên tinh thần lương mới phải cao hơn lương cũ.
2024-05-09 11:07:00

Bộ Xây dựng bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Sáng 8/5, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã trao quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
2024-05-09 08:38:43

Hải Phòng: HĐND thành phố thống nhất thời gian Kỳ họp chuyên đề thứ 16

Sáng 8/5, Thường trực HĐND TP.Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề và kỳ họp thường lệ giữa năm 2024), khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2024-05-09 08:11:33

Hải Dương: Khai mạc tuần lễ xúc tiến thương mại dịp lễ hội đền Bia

Ngày 8/5, huyện Cẩm Giàng tổ chức lễ hội truyền thống và tuần hàng xúc tiến thương mại, tỏ lòng thành kính tới ân đức Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại đền Bia
2024-05-09 07:38:45

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
2024-05-08 21:15:00

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59
Đang tải...