Dạy và học trong thế giới đa chiều

2016-12-31 14:15:21 0 Bình luận
Trong một môi trường đầy những biến động cùng với những luồng tư tưởng đa chiều như hiện nay thì giáo dục Đại học đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
Sinh viên sẽ phải tiếp nhận những luồng tư tưởng nhiều hơn bao giờ hết. Nhiều người bị ảnh hưởng từ phong trào alt-right (cánh hữu) của Mỹ và sự phát triển của phong trào identitarian (Hiệp hội quyền suy nghĩ chủ nghĩa dân tộc cực đoan có nguồn gốc từ Pháp) lan khắp châu Âu.

Ứng xử văn hóa trong nền giáo dục hiện đại

Giáo viên và các học giả phải làm thế nào để đáp lại những ngôn từ hùng biện từ phong trào alt-right. Đồng thời, họ phải tạo lập được một môi trường tốt đẹp, xây dựng được những kỹ năng cốt lõi cho sinh viên.

Theo một nghiên cứu của Hội đồng Anh năm 2013, văn hóa tại nơi làm việc là thước đo quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.

Sau hàng trăm cuộc khảo sát, kết quả cho thấy một số yếu tố quan trọng mà các ứng viên cần có không chỉ thông minh mà còn cần phẩm chất, sự hiểu biết về văn hóa. Như vậy, có thể nói những kỹ năng và thái độ của các ứng viên đang là tiêu chí hàng đầu đối với các nhà tuyển dụng.


Học sinh làm việc theo nhóm

Nhưng làm sao để nâng cao được vốn hiểu biết văn hóa cho sinh viên? Các nhà sư phạm cần tạo môi trường bằng cách cho các em tiếp cận với nhiều tình huống khác nhau, tham gia những dự án trong môi trường đa văn hóa, thực hành với các sinh viên từ nhiều nơi trên thế giới theo hình thức tương tác từ xa. Ngoài ra, giáo viên nên cho các em tham gia vào những dự án xuyên biên giới...

Dưới đây là 3 hoạt động nổi bật, đặc biệt hữu ích cho sinh viên trong một xã hội đầy thách thức:

Tôn trọng người khác

Gia đình vốn là hạt nhân của xã hội. Trong xã hội ấy, chúng ta phải tiếp xúc với những người có suy nghĩ, nhìn nhận, cách sống và hành động khác hoàn toàn với chúng ta.

Nhiều nhà giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội có mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về xã hội, về giới, chủng tộc và tôn giáo.

Vai trò của giáo dục là giúp các em nhận thức được quan điểm của riêng mình, về những gì các em chưa biết và không nên áp đặt điều gì, không nên theo đuổi khuôn mẫu có sẵn. Mục tiêu của giáo dục là để giới trẻ được trải nghiệm, được nói lên suy nghĩ của mình, phản ánh được những khía cạnh của cuộc sống. Điều này giúp các em có nhận thức đúng đắn về những điều chưa biết, nhất là khi nhìn nhận hay đánh giá một người nào đó hay lựa chọn hướng đi cho mình.

Xem xét lại những định kiến ban đầu

Sinh viên cần xem xét mọi vấn đề ở nhiều khía cạnh, đặt vấn đề vào nhiều giả định khác nhau liên quan đến các vấn đề xã hội như: chủng tộc, giới tính, tôn giáo.

Theo John Rawls: Khi các em làm việc theo các nhóm nhỏ, lúc đó các em đang ở vị trí ban đầu. “Tôi phải nêu rõ ý kiến của mình về chế độ nô lệ. Nhưng tôi không biết nếu tôi là người da đen, da trắng, địa chủ giàu có, hay nô lệ nghèo hèn ở Mỹ, hay ở Ả rập Saudi. Tôi phải quyết định xem làm thế nào để phân phối lại nguồn lực kinh tế. Nhưng tôi không biết mình là một tỷ phú hay một người vô gia cư” - John Rawls nói.

Chính quan điểm này giúp sinh viên hãy đồng cảm, tôn trọng và đặt mình vào vị trí của người khác.


Học sinh phản ứng mạnh mẽ trong những tranh luận.

Học từ lịch sử

Nâng cao kiến thức lịch sử và hiểu được sự cần thiết của lịch sử giúp học sinh- sinh viên giải mã được những vấn đề về bản sắc văn hóa thông qua 3 khía cạnh.

Thứ nhất, lịch sử mang đến cho học sinh những hiểu biết về nguồn gốc của loài người, về môi sinh và về vai trò của tổ tiên. Thứ hai, lịch sử giúp các em nắm bắt được quá khứ. Thứ ba, lịch sử giúp các em khắc phục được những lỗi sai trong quá trình tạo dựng tương lai.

Để làm được điều này, chúng ta cần đến vô số các công cụ trợ giúp đắc lực mà luận cương về Triết học Lịch sử (năm 1940) của Walter Benjamin là bộ công cụ hữu ích trong việc khái niệm hóa nguồn gốc của lịch sử.

Hãy giao đề tài cho nhóm sinh viên, để các em đưa ra mối liên hệ giữa những điều lịch sử đã ghi lại và nơi chúng ta đang có mặt ở hiện tại. Sau đó, các nhà giáo dục hãy đưa ra kết luận dựa trên các câu trả lời của các em.

Như Benjamin viết: "Những tình huống khẩn cấp trong cuộc sống là quy luật, mọi khoảnh khắc đều là lịch sử, điều quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt".

Thông qua những hoạt động, những tranh luận, các em sinh viên sẽ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích không phải tìm ra câu trả lời chung, mà qua đó giúp các em phát triển hơn nữa về kỹ năng tư duy phê phán. Bên cạnh đó còn giúp các em có cách tiếp nhận thông tin ra sao, xử lý thông tin như thế nào...

Những tranh luận gay gắt ấy là cách củng cố khả năng quản lý công việc, hoạt động theo nhóm của sinh viên. Không chỉ vậy, qua đó còn giúp các em có lối ứng xử phù hợp, thích ứng với môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...