Dì vẹn

2016-01-07 15:27:35 0 Bình luận
Ông ngoại tôi sinh được năm người con, bác cả là con trai đầu, sau đó là bốn cô con gái, ông bà đặt tên là Quyền Quyên Tròn Trọn Vẹn, mong sau này con cái được tròn đầy trọn vẹn cả về tình cảm anh em lẫn vật chất. Dì Vẹn là út, khi sinh dì xong thì bà ngoại do băng huyết mà mất, dì được hai tháng thì ông ngoại cũng theo bà đi. Năm anh em trứng gà trứng vịt đùm túm nuôi nhau, nheo nhóc....


Đêm thu vắng Mẹ trở mình rất khẽ

Bãi bồi xưa, hoa vẫn nở cuối mùa

Con ong mật có còn trên giàn mướp

Rồi lá trầu kia có rụng xuống thân cau?


                                                         

Trời đã cuối thu, nắng oi nồng làm cong queo những chiếc lá, báo hiệu một cơn bão sắp đến, dông tố kéo về không dồn dập như bão tháng bảy, mà từ từ dai dẳng. Tôi và mẹ nằm trên phản, mẹ thở dài khe khẽ:

          - Mẹ chưa ngủ ạ?

          - Chưa! – Mẹ trở mình – Giá mà mẹ được một lần gặp dì Vẹn, thì mẹ chết cũng mát lòng.

         
Tôi thắt lòng, Mẹ lại nhớ dì rồi, ngoài trời mưa bắt đầu nặng hạt.

         
Ông ngoại tôi sinh được năm người con, bác cả là con trai đầu, sau đó là bốn cô con gái, ông bà đặt tên là Quyền Quyên Tròn Trọn Vẹn, mong sau này con cái được tròn đầy trọn vẹn cả về tình cảm anh em lẫn vật chất. Dì Vẹn là út, khi sinh dì xong thì bà ngoại do băng huyết mà mất, dì được hai tháng thì ông ngoại cũng theo bà đi. Năm anh em trứng gà, trứng vịt đùm túm nuôi nhau, nheo nhóc. Bác Quyền phân công Mẹ ở nhà trông hai em còn bác và già Quyên đi bãi, mẹ lúc đó mới bảy tuổi ở nhà trông hai em, dì Trọn lên ba, dì Vẹn hai tháng tuổi. Cơm chẳng có mà ăn chỉ có những củ khoai luộc lên mớm cho em, em khóc quá thì bế em đi khắp làng xin bú, hôm nào không xin được bú mà em thì cứ  khóc thì cả ba chị em ngồi khóc kêu gào bố mẹ thảm thiết.

Do bế ẵm dì từ bé nên mẹ thương dì và chăm cho dì lắm, dì hay lê la bẩn thỉu nên bị ghẻ lở đầy người, mẹ hàng ngày đi lấy lá lim về tắm cho dì, dì bị trốc đầu mẹ tự tay cắt tóc rồi bôi thuốc lên đầu dì đen ngòm, dì xót quá cứ nhẩy tâng tâng lên mà gào “Ối mẹ ơi chị Tròn chị ấy giết con!”, mẹ thấy dì kêu mẹ thương em ôm dì vào lòng mà khóc.

Những buổi chiều đi thả trâu ngoài bãi sông Hồng, mẹ thường bẻ ngô rồi chụm cây ngô lại nướng lên cho dì ăn, dì cười để lộ hàm răng sún đen ngòm rồi hỏi:

          - Chị  ơi! Bố mẹ đâu sao đi mãi không thấy về.

          - Bố mẹ… kia kìa… xa lắm nên chưa về được, Vẹn ngoan nghe lời chị rồi tối chị cho Vẹn đi xem hội hát bên Đoài – Mẹ chỉ về phía cuối trời dỗ dành.

          - Bố mẹ ở đâu? Bố mẹ ở đâu ạ? – Dì khao khát dồn dập nhìn về phía hoàng hôn thẫm đỏ như màu nước sông Hồng.

Kể từ đó cứ hoàng hôn xuống dì bỏ đi thả diều, bỏ chơi với chúng bạn để ngóng về phía hoàng hôn, mặt trời vẫn vô tình hai buổi đi về lặng lẽ.


Những đêm mùa đông buốt giá chăn không đủ ấm, bác Quyên và dì Trọn nằm một ổ, đêm dì vẫn rúc rúc vào trong lòng mẹ ú ớ “Mẹ! Mẹ!”.

Những đêm mùa hè, trăng sáng nòng nàn, gió từ sông Hồng đưa mùi hương cây cỏ, mẹ ngồi với người đàn ông của mẹ, còn dì vẫn tung tăng nhảy bên cạnh.


Những đêm thu tháng chin mẹ ngồi kiên nhẫn dạy dì từng con chữ, dán từng chiếc nhẫn vở, bọc từng quyển sách.

         
Cứ thế năm anh em lần lượt khôn lớn, bác Quyền lấy vợ và đẻ tù tì năm một. Bốn người con gái càng lớn càng đẹp, bác Quyên đẹp rực rỡ như bông hoa đồng nội e ấp tỏa hương, dì Trọn cái duyên cứ bong ra không che đậy, mẹ đẹp sắc sảo, lồ lộ, dì Vẹn lúc đó mới mười ba đã một nhan sắc mặn mòi. Bác Quyên và dì Trọn lần lượt lấy chồng con nhà gia thế, còn mẹ theo học một lớp sư phạm gần nhà để tiện chăm sóc em.

Bác cả là người nóng tính và gia trưởng, nên thường hay đánh mắng dì khiến dì rất sợ bác. Hôm đó mẹ đang ở trường thi hết học kỳ, ở nhà bác sai dì Vẹn đi mua rượu, mải chơi với lũ bạn ven sông dì đánh mất tiền mua rượu, dì sợ không dám về nhà.

         
Mẹ về nghe kể lại mẹ tất tả đi tìm, mẹ nghe người ta kể nhìn thấy một bé gái chừng mười ba mười bốn tuổi ngồi khóc ở gốc đa dốc Bưởi, mẹ lần tìm nhưng vẫn không thấy bóng dáng dì đâu. Rồi dì đi biệt tin từ dạo đó.

         
Cuốc đời mẹ dù có biết bao nhiêu thăng trầm, sướng khổ nhưng dù vui hay buồn thì mẹ cũng chưa bao giờ nguôi ngoai quên dì. Cứ nghe ở đâu có một người hoàn cảnh giống như thế thì dù Sài Gòn hay Huế mẹ đều lặn lội đi tìm. Có những ngày giáp tết, mẹ nghe người ta kể trong Huế có một cô có hoàn cảnh tương tự như vậy, mẹ lại tất tả nhảy tàu rồi 30 Tết mẹ lại tất tả về trong vô vọng. Thời gian cứ trôi, tóc mẹ ngày một bạc trắng, dì vẫn chưa về…

         
Bão ở ngoài trời ngày một to, gió quất vào cây na sau cửa sổ phần phật, lộp độ, con Lu cứ nhảy cẫng lên sủa ăng ẳng.

          - Hóa ra trời lại mưa to nhỉ! Mấy quả na cuối mùa lại rụng hết rồi – Giọng mẹ tiếc rẻ.

          - Ngủ chưa con? – Mẹ lại trở mình.

          - Con chưa mẹ ạ, mẹ cứ nói đi – Tôi nghiêng đầu cho tóc xõa về một bên gối.

          - Con có nghĩ dì Vẹn mày vô tâm không, hay dì vẫn còn giận bác Quyền? Tại sao từng ấy năm trời mà dì không một lần quay về làng cũ, không một bức thư, hay đơn giản chỉ là lời nhắn, tại sao dì lại quên mẹ chứ? Mẹ và dì đã từng quấn quýt đến thế kia mà? – Giọng mẹ lạc đi đầy nước.

          - Mẹ, con tin mẹ và dì sẽ gặp nhau mà – Tôi ôm ngang lưng mẹ chạm vào sống lưng rung lên của mẹ, mẹ đang khóc.

Đã bao lần tôi định nói khác đi rằng có thể dì đã mất không còn trên cõi đời này nữa, nhưng sẽ là vô tâm lắm nếu tôi thốt lên lời đó, nên tôi không nỡ. Thôi cứ để mẹ hi vọng thế có lẽ tốt hơn chăng.

         
Đã khuya lắm rồi bão vẫn chưa kịp tạnh, mẹ vẫn nằm yên với kí ức xa xưa, còn tôi vẫn chưa ngủ được, tôi rất muốn nói với dì rằng nếu dì còn sống hãy một lần về thăm lại làng cũ, người thân. Bác Quyền và bác Quyên đã mất, mẹ và dì Trọn giờ đây như chiếc lá vàng biết khi nào rụng, dì về để những cái tên được ghép lại cho Tròn Trọn Vẹn như mong muốn của ông bà ngoại.

Dì ơi! Nếu dì đã mất thì cháu xin được thắp một nén nhang tưởng nhớ đến dì, người dì mà cháu chưa bao giờ gặp mặt, nhưng vẫn không thôi day dứt trong tim cháu mỗi ngày.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...