‘Dòng sông kể chuyện’ về dấu ấn văn hóa hơn 300 năm của TP.HCM

2023-08-06 23:50:00 0 Bình luận
Tối 6/8, tại Cảng Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Dòng sông kể chuyện”. Quá trình lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Sài Gòn – Gia Định – TP Hồ Chí Minh được gần 700 diễn viên tái hiện một cách độc đáo.

Ông Võ Văn Thưởng – Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tham dự cùng ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước; ông Trương Hòa Bình - nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước; ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phía TP Hồ Chí Minh tham dự có ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy Thành phố; ông Nguyễn Thiện Nhân – nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố; ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND Thành phố cùng đại diện lãnh đạo HĐND, UBMTTQVN Thành phố; lực lượng vũ trang; cơ quan, tổ chức quốc tế và hàng nghìn người dân, du khách.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu: “Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” sẽ phác họa những nét tiêu biểu của lịch sử, đặc trưng văn hóa vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh.trong 325 năm qua...”.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhận định: “Theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển. Từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khát vọng về một thành phố đậm chất “từ bước chân lưu dân đến đô thị thông minh” vẫn không ngừng lưu chuyển trong huyết quản của người dân vùng đất này. Có thể nói, sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam Bộ.  Qua đó, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TP Hồ Chí Minh”.

Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông. Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” ngay tại Cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn, như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng. Đây cũng là lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau…

Chương trình cũng là lời chào của TP Hồ Chí Minh, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai. Đây được xem là thông điệp của Thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bạn bè năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (ở giữa) cùng Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tiến về khán đài tham dự chương trình nghệ thuật. 

Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2023 còn là hoạt động nhằm nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào của người dân về lịch sử của Thành phố. Qua đó, phát huy tiềm năng vốn có, khai thác tối đa giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của dòng sông Sài Gòn. Đồng thời, thúc đẩy truyền thông và quảng bá về các làng nghề truyền thống, các biểu tượng du lịch và điểm đến văn hóa, giải trí đặc trưng nhất của Thành phố, góp phần định vị thương hiệu đô thị sông nước giàu bản sắc của địa phương.

“Dòng sông kể chuyện” là chương trình nghệ thuật tái hiện các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển gắn với sông Sài Gòn, con sông của một trong những trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất nước; tái hiện sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh, trong hơn 300 năm qua với 5 chương biểu diễn: Khẩn hoang, Xây Thành; Trên bến dưới thuyền; Thương cảng phồn vinh; Rực rỡ thành phố bên sông.

Khẩn hoang: lấy cảm hứng từ câu chuyện khai khẩn vùng đất phương Nam và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc. Qua đó, tái hiện không khí xây dựng cuộc sống mới đầy sôi nổi và truyền tải thông điệp về sự sinh sôi qua ngôn ngữ múa đậm sắc dân gian với cây lúa - cây lương thực chính. Chương diễn với biểu tượng của sức sống, là vòng tuần hoàn của thời gian trong mỗi khắc chuyển mùa.

Các diễn viên tái hiện hình ảnh về vùng đất mới, chằng chịt sông ngòi và cù lao, mạch nguồn của một dòng chảy lớn hợp thành với bao trầm tích lịch sử được hình thành. Từ đây sự sống bắt đầu xuất hiện với thiên nhiên, con người và muôn loài chim thú trong một vùng rừng rậm hoang vu, trải dài nghìn năm. 

Xây thành: đưa khán giả ngược dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định – toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.

Giai đoạn năm 1969, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Gia Định, thiết lập nền hành chính tại nơi đây. Lấy đất Đông Đại làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai lập huyện Phước Long - dựng Dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn, đất đai mở rộng nghìn dậm, dân số lức này hơn 4 vạn hộ. Tư tưởng mạnh mẽ mở mang bờ cõi của các đời Chúa Nguyễn, đã tạo ra những bức ngoại lớn, khai sinh ra vùng đất Gia Định, tập hợp được cộng đồng dân cư từ nhiều nguồn gốc khác nhau...

Trên bến dưới thuyền: tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Hoạt cảnh thương hồ vọng cổ, mây nước giao duyên. Những câu ca dao gắn với dấu ấn sông gạch đã đi vào tâm thức của người dân Nam tự bao đời và trở thành những câu hò chèo ghe trên ngã ba sông Nhà Bè, duyên tri ngộ trên sông nước.

Thương cảng phồn vinh: với bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương thời bấy giờ, những con tàu cập bến, đưa những thương nhân, du khách đến trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với người dân bản địa. 

Ở chương 3, khán giả được trải nghiệm những hình ảnh về quá trình hình thành Cảng Sài Gòn, một trong những cửa ngõ giao thương đông đúc nhất của Đông Dương lúc bấy giờ. 

Chính thức thành lập vào giữa năm 1863, Cảng Sài Gòn được xây dựng và trang bị một cách quy mô, trở thành một quân cảng hạng nhất về mặt vị trí chiến lược (đứng thứ 12 trong số các quân cảng của Pháp lúc bấy giờ về mặt trọng tải). Cảng Sài Gòn được xem là cảng thương mại lớn nhất Đông Dương thời Pháp thuộc, cạnh tranh với cảng Hồng Kông. Qua đó hệ thống giao thông đường thủy trở lên lớn mạnh. Khi các con kênh nối vùng Chợ Lớn, miền Tây được nạo vét và mở rộng tạo thành con đường lúa gạo, tăng năng lực vận chuyển hàng hóa lên Sài Gòn và ra biển lớn. Lúa gạo, nông sản, hải sản, hàng thủ công, tơ lụa dồi dào của Nam Kỳ và cả nước qua Cảng Sài Gòn được xuất khẩu ra khắp thế giới. 

Rực rỡ thành phố bên sông: khắc họa một TP Hồ Chí Minh trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, TP Hồ Chí Minh hôm nay tràn đầy sức sống, vượt qua bao thử thách, thăng trầm, khoác lên mình một diện mạo mới. Thành phố sáng tạo, phát triển năng động, bền vững và vươn xa, hội nhập khu vực và quốc tế. 

Không chỉ tái hiện dòng chảy lịch sử của Thành phố, Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” là chương trình biểu diễn được tổ chức trong một không gian độc đáo “trên bến” là Cảng Sài Gòn – thương cảng có tuổi đời hơn 160 năm với tầm nhìn hướng về trung tâm Thành phố có các công trình ghi dấu ấn về sự phát triển Thành phố hơn 300 năm qua như Cột Cờ Thủ Ngữ, Bến Bạch Đằng và các công trình hiện đại; “dưới thuyền” chính là mặt sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại Thành phố và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long; với sự tham gia biểu diễn của 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc… là các phương tiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Hàng trăm máy bay Drone đồng diễn các công trình, kiến trúc hiện đại, mang dấu ấn hội  quốc tế của Thành phố: Cầu Ba Son; Hầm sông Sài Gòn; Cầu Ánh Sao - Quận 7; TP Thủ Đức; Tuyến Metro số 1...

Chương trình còn sử dụng những công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại bao gồm nghệ thuật chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước trên mặt sông; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu và sử dụng hệ thống đèn laser công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show và pháo hoa. 

Hàng nghìn người dân Thành phố và du khách được thưởng thức các tiết mục đặc sắc, hoạt cảnh nổi bật, hiện đại và chuẩn bị một cách quy mô, công phu. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...