Gặp gỡ 'nhà thơ không tay' bị điện cao thế 'đánh không chết'

2017-09-07 10:30:57 0 Bình luận
Tuy may mắn thoát chết sau khi bị một dòng điện cao thế phóng trúng người nhưng cựu chiến binh Trần Đức Mô (SN 1945, trú tại xóm 2, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã mất đi vĩnh viễn đôi tay. Thế nhưng với bản lĩnh của một người lính, ông đã vượt qua nỗi đau đó rồi trở thành một thầy thuốc, một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở nơi vùng quê chiêm trũng…

Tai họa từ trên trời rơi xuống

Vượt qua quãng đường dài hơn 100km, về làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), khi hỏi thăm nhà của cựu chiến binh Trần Đức Mô, dân làng ai cũng biết và chỉ tận tình. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ của ông dường như không có vật dụng gì qúy giá, ngoại trừ những lọ đựng thuốc và những bằng khen ông đã đạt được trong nhiều năm qua mà ông cho là đáng qúy nhất.

Nhẹ nhàng hỏi chuyện chúng tồi rồi rót trà mời khách bằng... hai khuỷu tay, người cựu chiến binh bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình. Sinh ra trong thời buổi đất nước có chiến tranh, như bao chàng trai trẻ khác, ông bỏ dở con đường học hành lên đường nhập ngũ.

Sau 5 năm cống hiến trong quân ngũ (1965 - 1970), ông trở về quê và công tác tại trường Trung cấp Xây dựng Nam Định. Một thời gian sau, ông xin chuyển về công tác tại bộ phận phụ trách xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Nam Ninh (cũ).


Dù mất đi hai tay nhưng cựu chiến binh Trần Đức Mô luôn lạc quan, yêu đời trở thành một thầy thuốc, một nhà thơ, nhà văn.


Tưởng chừng như cuộc đời sẽ mỉm cười với ông, nhưng bất ngờ tai họa ập đến. Vào một buổi sáng tháng tư năm 1985, trong lúc đang đổ bê tông trên tầng thượng xây nhà giúp người bạn thương binh, dòng điện cao thế bị chập phóng trúng người ông… Khi tỉnh dậy, ông thấy cả hai cánh tay bị cắt cụt gần đến nách. Bác sĩ cho biết, hai cánh tay ông bị điện giật, hoại tử hết, buộc phải cắt bỏ. Mất đôi bàn tay lao động, ông tưởng như mất hết tất cả. Bóng đen cuộc đời như phủ kín trước mắt ông.

Kể từ khi tai nạn xảy ra, ông cảm thấy vô vọng, vợ con khổ vì mình nên từng suy nghĩ đến cái chết để giải thoát cho mình và gia đình. Cuối cùng, ông lại có cái nhìn đa chiều hơn khi trông vào hoàn cảnh vợ dại, con thơ đang tuổi ăn, tuổi học cần có ông để làm chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình. Chính vì thế mà ông đã tự dặn lòng: “Phải sống, sống có ích…!”

Hơn 30 năm cống hiến cho ngành Đông y Việt

Rồi cơ duyên nghề thuốc đã đến với ông. Một lần có người bạn làm bác sỹ đến thăm và biếu ông cuốn sách về Đông y, ông đã đọc say mê. Và khi vết thương gần hồi phục, ông đã nghiên cứu được rất nhiều loại sách này. Lúc đó, ông mang tâm nguyện bào chế thuốc chữa bệnh cho người dân ở quê. Nhiều người bạn cho ông là "gàn dở", chưa lo nổi bản thân mình còn nghĩ lo chuyện bao đồng.

Không nản lòng trước những lời đàm tiếu, cuối năm 1986 ông bào chế thành công những mẻ thuốc đầu tiên như: thuốc chữa cảm cúm, kiết lị và thuốc đau bụng... Tiếng lành đồn xa, nghe tin thuốc của ông Mô chữa bệnh hiệu quả mà ít tốn kém, nhiều người dân đã tìm đến ông. Ông còn bốc thuốc miễn phí cho người nghèo, người tàn tật. Đối với những người già cả, đi lại khó khăn, ông trực tiếp đến khám bệnh và bốc thuốc miễn phí cho họ.

Cái tên thầy lang tật nguyền Trần Đức Mô nhanh chóng lan khắp các vùng quê. Người dân nhiều tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc cũng tìm đến ông mua thuốc. Hơn 30 năm qua, ông không nhớ hết những người bệnh mà ông cứu giúp. Có những người nghèo đến chữa bệnh lúc về ông còn biếu lại họ vài hộp sữa hay ít tiền để làm lộ phí đi đường.

“Kỷ niệm nhớ nhất của tôi là lần tình cờ chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng cho một cụ già. Sau đó một tuần, cụ già ấy hỏi thăm đến nhà và biếu tôi một rổ khoai lang đã luộc còn nóng hổi. Cầm củ khoai nóng trên tay mà tôi không khỏi xúc động. Năm nay cụ cũng đã ngoài 80 nhưng vẫn còn khỏe mạnh”, ông Mô tâm sự.

Bà Trần Thị Lý, hàng xóm của ông Mô kể: “Tôi bị bệnh đau nhức xương khớp lâu rồi nhưng chưa một lần đi chữa bệnh vì không có tiền. Ông Mô đã khám bệnh và cắt thuốc cho tôi mà không lấy tiền. Gần hai tháng tôi đã khỏi bệnh, đi lại thoải mái, hết đau nhức. Nhiều lần tôi trả ông chi phí thuốc thang nhưng ông ấy cứ cười và gạt đi”.

Trong hơn 30 năm làm thầy lang bốc thuốc cứu người, người cựu chiến binh Trần Đức Mô đã vinh dự được tặng kỉ niệm chương vì sự nghiệp Đông y của Hội Đông y huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) vì đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp thừa kế, phát huy, phát triển của Đông y Việt Nam.

Nhà thơ không tay

Ngoài hành nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người nhưng cựu chiến binh “không tay” tật nguyền còn biết làm thơ, viết văn rất hay. Với bút danh Từ Thiết Linh, nhiều người dân nơi vùng quê chiêm trũng dần biết đến ông nhiều hơn vì không phải ông biết chữa bệnh mà qua những áng thơ, dòng văn chan chứa nhiều tình cảm quê hương, đất nước…

"Thời gian đầu vất vả cả mấy tháng trời, chỉ ăn và tập cầm bút bằng hai cùi tay sao cho khỏi rơi. Khổ luyện cũng thành, giờ đây tôi đã có thể dễ dàng điều khiển nét bút theo đúng ý mình", ông Mô kể lại.


Những tác phẩm đã xuất bản của nhà thơ "không tay" Từ Thiết Linh


Suốt 10 năm miệt mài cày ải trên cánh đồng văn chương, lại càng thấy ông thật xứng đáng với con cháu của cụ Nam Cao, nhà văn cùng làng. Hiện tại, ông đã sáng tác được 40 truyện ngắn và bút ký, 100 bài thơ về quê hương. Nếu tính từ bài thơ đầu tiên in trên báo Tiền Phong, năm 1991 đến nay ông đã “ôm” bút viết văn hơn 15 năm, xuất bản được 4 cuốn sách (3 tập truyện ngắn, 1 tập thơ).

Hơn 30 năm kiên trì, nghiên cứu bốc thuốc và sáng tác thơ văn ông đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen của tỉnh Hà Nam. Những giải thưởng đáng được kể đến như: Năm 2000, ông đoạt giải khuyến khích với truyện ngắn Bến Lỡ, do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam trao tặng; truyện ký “Tôi là công nhân” đoạt giải nhất văn xuôi trong cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân do Liên đoàn Lao động và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức năm 1999 - 2000; Giải khuyến khích cho tác phẩm văn xuôi “Còn nhớ mãi” do Hội Văn học tỉnh Hà Nam trao tặng (2007-2008); Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Khuyến lần thứ VI (2006-2010) cho tập truyện ngắn “Dòng đời rong ruổi” do UBND tỉnh Hà Nam tổ chức.

Nói về thơ của ông Mô, tiêu biểu như tập thơ “Hương đất” được ông xuất bản bản vào năm 2009 được người dân vùng quê nơi đây đánh giá, thơ của ông đã toát lên tâm hồn lạc quan, tình yêu cuộc sống như chính cuộc đời của ông…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...