Giải quyết sao với 1,6 tỷ trẻ em đang ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19?

2021-12-03 21:09:11 0 Bình luận
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ có khả năng học tới 2.100 từ trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, trẻ chậm nói có xu hướng gia tăng trong thời gian dịch bệnh, nếu không được can thiệp và giúp đỡ sớm có thể gặp nhiều khó khăn trong tương lai.

Theo dữ liệu mới nhất từ UNICEF, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục vì các đợt phong tỏa do dịch COVID-19.

Những rối loạn tâm thần của trẻ mắc phải do dịch được chẩn đoán bao gồm chậm nói, rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải đóng cửa các trường mầm non trong thời gian dài. Trẻ phải ở nhà không được đến trường, tiếp xúc với thiết bị điện tử như Ipad, điện thoại, tivi nhiều hơn. Theo nghiên cứu của TS. Heuvel, BV Nhi, Canada, thiết bị điện tử có thể liên quan đến khoảng 50% nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói là do trường học đóng cửa vì dịch COVID-19. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc một Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng tâm lý giáo dục cho biết, tại trung tâm, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 70 trường hợp tới khám và tư vấn qua điện thoại về rối loạn sức khỏe tâm thần thì có 90% trẻ có biểu hiện chậm nói. Số phụ huynh gọi điện tới trung tâm tư vấn có con chậm nói rơi vào độ tuổi trung bình từ 18 - 32 tháng.

Trẻ bị chậm nói có biểu hiện như nói không rõ lời, diễn đạt khó khăn, nói nhại lời hoặc nói lắp, nói ngược, nói ngọng. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm so với cột mốc phát triển. Trẻ tới 2, 3 tuổi mà vẫn chỉ nói được 1 hoặc 2 từ đơn.

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, khi khả năng ngôn ngữ chậm dẫn tới một số kĩ năng khác cũng bị hạn chế theo (thu mình, không muốn tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhút nhát, không tự tin) và có thể ảnh hưởng chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ.

Đồng quan điểm này, nghiên cứu của tác giả Maura R Mclaughlin, Trường Y thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ (năm 2011) cũng chỉ ra: "Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ làm gia tăng những khó khăn, hạn chế hơn năng lực đọc, viết, chú ý và đặc biệt là khả năng hòa nhập xã hội của trẻ".

Để giải quyết tình trạng chậm nói của trẻ, các chuyên gia đã đưa ra giải pháp “kiềng 3 chân” gồm sinh hoạt điều độ, tăng tương tác và dinh dưỡng.

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, ngay từ 4 - 6 tháng, bố mẹ đã cần theo sát sự phát triển ngôn ngữ của con bởi trẻ bắt đầu "ê a", thậm chí có những trẻ ở giai đoạn này nói được những từ như “bà, mẹ, ti”.

Tuy nhiên, đây là âm ngữ chứ không phải ngôn ngữ, trẻ không nói lại được khi có yêu cầu. Nếu thấy con chậm hơn bạn đồng trang lứa, gia đình nên có các biện pháp giúp đỡ như điều chỉnh cách tương tác với trẻ.

Cha mẹ cần phát hiện con chậm nói trong khoảng từ 15 – 32 tháng và đưa con tiến hành các biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu trẻ chậm nói, trước tiên, cần đưa trẻ đi khám sàng lọc cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin và sản sinh lời nói (thính giác, tai, mũi, hầu, họng, thanh quản, lưỡi), sau đó kiểm tra về tâm lý của trẻ.

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, điều quan trọng là cha mẹ cần tăng tương tác với trẻ. Thực tế 3 năm đầu đời đứa trẻ đã đạt trên 50% những kĩ năng nền móng căn bản của cuộc đời.

Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tương tác. Ở nhà cha mẹ thường đoán trước và đáp ứng hết yêu cầu của trẻ mà không để cho con có cơ hội đòi hỏi yêu cầu của mình qua lời nói. Đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt xấu như xem ti vi quá nhiều, ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. 

Cùng với đó, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bữa ăn của trẻ đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giúp cho não bộ phát triển.

PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Uỷ viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương cho biết, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nói chung và với bé chậm nói nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn 0 - 5 năm đầu đời, bởi việc sản xuất ra tiếng nói cũng phản ánh sự phát triển và tương tác giữa não bộ với cơ quan đích.

Từ 0 - 2 tuổi, thậm chí lúc trong bào thai, trọng lượng não trẻ có thể đạt tới 80% trọng lượng não trưởng thành. Lúc 2 - 5 tuổi, trọng lượng của não tăng thêm 10%, tức khoảng 90% não người trưởng thành.

Từ lúc 5 tuổi đến lúc trưởng thành, não chỉ phát triển thêm 10% trọng lượng. Để đạt được trọng lượng não của người trưởng thành cần khoảng 1.200 – 1.400gr. Khi về già có tuổi não sẽ teo dần, chỉ còn lại 900 – 1.000gr.

PGS.TS Trần Đình Toán cho hay, Omega có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ, nhất là đối với trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý. Omega là dưỡng chất thiếu yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm.

Hiện nay Omega có 2 nguồn là Omega động vật và Omega thực vật. Omega động vật chủ yếu sử dụng các axit béo chưa no có nguồn gốc động vật từ cá, mỡ của cá, cá biển. Omega thực vật chủ yếu lấy từ các dầu thực vật, chủ yếu là hạt có dầu. Một số hạt có hàm lượng dầu rất cao và Omega là dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó…

“Omega thực vật có chứa ALA mà ở động vật không có. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và là nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ ở trẻ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường phản xạ thần kinh, giúp trẻ nhanh nhạy hơn, tăng khả năng bắt chước, học hỏi các từ nhanh hơn. Ngoài ra còn giúp phát triển thị giác và tăng đề kháng cho bé", GS Trần Đình Toán nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ luôn cần phải trú trọng và quan tâm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...