Giới thiệu văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tới cộng đồng quốc tế

2024-01-18 12:10:00 0 Bình luận
Mới đây, tại Cao Hùng (Đài Loan) đã diễn ra chuỗi sự kiện Hội thảo quốc tế về văn hóa Việt Nam lần thứ 3 và hoạt động hoằng dương Đạo Mẫu. Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, nhà quản lý đến từ Việt Nam và Đài Loan, nhân dân sở tại và kiều bào đang làm việc và sinh sống tại Đài Loan.

 

Tập thể mọi người tham gia Hội thảo quốc tế về văn hóa Việt Nam lần thứ 3.

Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa được tổ chức thường xuyên hàng năm với mục đích giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, tăng cường sự đoàn kết gắn bó quốc tế. Với sự tham gia và tổ chức bởi Khoa Ngữ văn Đông Á và Phòng Hợp tác Quốc tế – Trường Đại học Quốc lập Cao Hùng (Đài Loan) và Phủ chính Phủ Dầy, tỉnh Nam Định.

Giáo sư Trần Nguyệt Đoan – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc  gia Cao Hùng phát biểu và tặng quà cho Nghệ nhân ưu tú Kim Huệ.

Sáng ngày 16/12/2023, nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ – thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy nơi Thánh Mẫu giáng sinh đã thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Nhân Thọ Cung. Nhân Thọ Cung như chúng ta được biết theo quan niệm truyền thống của người Đài Loan là ngôi đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Ma Tổ Nương Nương, Mẫu Tổ, Ma Tổ). Bà là vị thần bảo trợ cho các Ngư phủ, nhân dân đi biển. Bà là vị thánh Mẫu linh thiêng rất nổi tiếng được tôn kính và tối cao trong tín ngưỡng của người Đài Loan. Trong không gian tâm linh, linh thiêng và trang trọng của đền Nhân Thọ Cung với sự phối hợp và tạo điều kiện hết sức thuận lợi về mọi mặt của thủ từ, đoàn công tác đến từ phía Việt Nam theo thông lệ đã được phép dựng ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu với hình ảnh, bài vị và bát hương, cùng với hoa, đăng, bàn loan…đầy đủ và cơ bản theo lề lối phép tắc của nghi lễ hầu đồng cổ truyền để hầu Mẫu.

Giáo sư Trần Nguyệt Đoan – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc Gia Cao Hùng phát biểu tại Hội thảo: “Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là tín ngưỡng văn hóa phi vật thể được lưu truyền lâu đời. Ở Đài Loan, sự thờ cúng và sự thành kính tín ngưỡng đến vị Thiên Hậu Thánh mẫu được người Đài Loan rất cảm động và tôn kính. Cả hai tín ngưỡng này đều đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tôi tin rằng trong tương lai giữa Đài Loan và Việt Nam sẽ có nhiều sự giao lưu văn hóa và sự tiếp kiến văn hóa liên tục. Hội thảo lần này rất vinh dự được mời 26 học giả, các Viện trưởng, Phó Viện trưởng đến từ các Đại học hàng đầu của đất nước Việt Nam, Malaixia và Đài Loan”.

Đặc biệt năm nay chúng tôi vô cùng vinh dự được mời các Nghệ nhân ưu tú, dẫn đầu là Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ đến từ Việt Nam đã tới Đài Loan để thực hành nghi lễ Hầu đồng nhằm giới thiệu đến học giả và người dân Đài Loan để chúng tôi hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. Tôi tin rằng với sự quảng bá văn hóa lần này, người Đài Loan sẽ hiểu hơn về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.”

Có thể nói đây thực sự là điều rất hiếm thấy trên thế giới, khi có 2 nền văn hóa tín ngưỡng của hai đất nước khác nhau, trong đó tín ngưỡng này lại được hòa đồng vào nhau trong một không gian tâm linh của tín ngưỡng kia tại đất nước khác. Điều này thể hiện sự giao lưu đa văn hóa và thể hiện tinh thần giao thoa xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Đài Loan đều lần lượt là những tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất ở hai nơi. Cả hai tín ngưỡng đều thể hiện lòng nhân từ của thần linh, lòng hiếu đạo của các tín đồ,có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lòng người và đề cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

NNƯT Kim Huệ – Thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy chia sẻ tại Hội thảo: Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới các ông bà trong ban quản lý nhà Đền Nhân Thọ Cung(Cao Hùng, Đài Loan) đã hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ chuẩn bị khoá lễ cáo yết phật Thánh, Mẫu Thiên Hậu, để chúng tôi dâng Bài vị Tam vị Thánh Mẫu và bát nhang thỉnh từ Phủ Chính Phủ Dầy sang bên này làm lễ hầu Thánh. Lạy Mẫu độ cho canh đàn khoá lễ của chúng con được thập phần Viên Mãn. Cảm ơn các ông bà Đồng và các anh chị em ở Việt Nam đã gửi lời chúc mừng Đoàn.

Thực hành nghi lễ hầu đồng, hoằng dương Đạo Mẫu tại Đài Loan.

NNƯT Kim Huệ – Thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy thực hành nghi thức hầu đồng tại Nhân Thọ Cung

Nghi thức hầu đồng được thực hiện bởi các nghệ nhân ưu tú nổi tiếng của Việt Nam bao gồm: Nghệ nhân ưu tú Trần Kim Huệ thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy, Nghệ nhân ưu tú Vũ Thanh Bình và nghệ nhân Lưu Hải Trường.Hầu đồng là một nghi thức tái hiện lại cuộc sống của những vị thánh trong hệ thống tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt. Mỗi vị thần trong tín ngưỡng đều gắn liền với các giai đoạn lịch sử, những truyền thuyết mang đậm văn hóa của người Viêt Nam. Nghi lễ này một mặt thể hiện sự tôn kính của các tín đồ với các vị thần, một mặt thông qua nghi lễ các tín đồ muốn cầu mong cầu tài lộc, bình an, hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống. Hơn 3 tiếng đồng hồ thực hiện nghi thức hầu đồng đã giúp làm xoa dịu nỗi nhớ nhà của người Việt đang sinh sống tại Đài Loan, đề cao bản sắc dân tộc, văn hóa của Việt Nam. Thông qua sự trao đổi văn hóa và học thuật giữa hai nước cũng giúp cho học sinh bên Đài Loan hiểu biết thêm được nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Tham gia chuyến trao đổi tôn giáo và văn hóa kéo dài 9 ngày vòng quanh đất nước Đài Loan cũng giúp cho người Việt hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa Đài Loan.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...