6 quận huyện Hà Nội xây dựng hương ước về phong tục tập quán

2024-06-13 12:40:55 0 Bình luận
Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức buổi tập huấn quy ước, hương ước cho 6 đơn vị quận, huyện trên địa bàn.

Theo đó, buổi tập huấn của Ban tổ chức sẽ phổ biến trực tiếp đến các quận huyện gồm quận: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Bắc Từ Liêm và huyện: Thanh Trì, Đan Phượng. Trong đó có các cán bộ văn hóa từ cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn cho tới các bộ là Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn tại các địa phương.

Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm chia sẻ về việc thực quy ước, hương ước tại địa phương 

Bà Lê Thị Thu Hương - Phó chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết: Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2014 gồm 13 phường với 78 tổ dân phố. Đến nay, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Quận có 13 phường với 199 tổ dân phố (tăng 121 tổ dân phố), xây dựng thêm 6 Trung tâm văn hoá thể thao phường, 94 nhà văn hóa  điểm vui chơi, cải tạo tu bổ 68 di tích.

Trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến với 136 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, trường học cổ, làng khoa bảng Đông Ngạc với 22 tiến sỹ, 26 di tích cách mạng, 35 di sản văn hoá phi vật thể... Quận đã gìn giữ và phát huy truyền thống, xác định xây dựng và phát triển văn hoá là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Về các thiết chế văn hoá, khi thành lập, quận có 1 Trung tâm Văn hóa , 1 Trung tâm Thể thao quận, 7 Trung tâm văn hóa - Thể thao phường, 64 nhà văn hóa tổ dân phố, 33 điểm vui chơi. Đến nay, Quận có 1 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, 199 tổ dân phố có địa điểm để sinh hoạt cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Từ Liêm xưa, nay là quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều khu, xóm, phố, đơn vị xã phường xây dựng Quy ước, hương ước và phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, khối phố ngày càng được gắn bó, các hủ tục lạc hậu gần được bài trừ. 

Việc xây dựng quy ước, hương ước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến đời sống của nhân dân, cộng đồng, khu dân cư, có tác động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ ở cơ sở, qua đó việc tổ chức Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được lồng ghép và phát huy kết quả rõ rệt trong xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

 


Hà Nội sẽ phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong việc xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư trên địa bàn 

Việc cưới, tang, lễ hội, mừng thọ được thực hiện đúng theo quy định của Trung ương, Thành phố: tỷ lệ hoả táng luôn đạt trên 90%; 100% đám cưới được tổ chức cưới văn minh ; 100% lễ hội được tổ chức đúng nghi lễ. Việc đóng góp xây dựng các công trình dân sinh được nhân dân ủng hộ nhiệt tình với hàng nghìn mét đường được đóng góp xã hội hoá. Công tác vệ sinh môi trường các tuyến đường, ngõ trong khu dân cư được nhân dân hưởng ứng tổ chức định kỳ và theo điều kiện cụ thể của từng đợt thi đua. Quy ước, hương ước giúp nhân dân giúp đấu tranh phòng ngừa với các tệ nạn xã hội và phòng chống các dịch bệnh.

Nhiều mô hình tiêu biểu của Quận được nhân dân hưởng ứng, phát huy hiệu quả như: phong trào con đường bích họa trên với 55 tuyến đường được bừng sáng nhờ hàng nghìn mét bích họa; cuộc vận động thực hiện xây dựng “Tổ dân phố xanh - sạch - an toàn - văn minh”, “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”; “Gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện và công tác giải phóng mặt bằng các tuyến đường lớn, các dự án dân sinh, riêng trong năm 2023, nhân dân đã xã hội hoá hơn 4,4 tỷ đồng để xây sửa 1.114m đường, 10 nhà văn hoá, 12 cổng chào, 21 đoạn đường nở hoa, 12 sân vui chơi.

Thực hiện Nghị định 61 ngày 16/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về “xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư”, UBND quận đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 261 ngày 6/5/2024 để triển khai thực hiện trên địa bàn Quận trong đó yêu cầu 199/199 tổ dân phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy ước tổ dân phố cho phù hợp với điều kiện thực tế theo đúng nguyên tắc, hình thức và trình tự của Luật định. Quận đã chỉ đạo tập trung tuyên truyền các nội dung, quy định của Trung ương, Thành phố về xây dựng và thực hiện quy ước Tổ dân phố: xây dựng chuyên mục để tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử Quận  các trang điện tử của quận; phát trên hệ thống Đài truyền thanh các phường tuyên truyền 2 phút/1 buổi/ngày, lồng ghép tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội nghị tổ dân phố, lồng ghép thực hiện quy ước vào phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". 

Đến nay, tại Bắc Từ Liêm, các phường và các tổ dân phố đã nghiêm túc triển khai, tổ chức biên soạn, sửa đổi, bổ sung xây dựng quy ước, làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân biết, hiểu và thực hiện. Và ngay sau hội nghị tập huấn, Quận sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn sâu rộng để nhân dân hiểu, đồng thuận và tích cực tham gia xây dựng, thực hiện Quy ước tại tổ dân phố; triển khai thực hiện nhiệm vụ đúng trình tự, thủ tục, quy trình về xây dựng quy ước tổ dân phố đảm bảo nội dung và triển khai một cách đồng bộ, sát với thực tế.

 


Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phát biểu 

Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết: Khi thực hiện Nghị định 61 ngày 16/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng hương ước, quy ước luôn xác định mục tiêu là đưa người dân vào chủ thể, vừa tham gia xây dựng, nhưng đồng thời cũng là người thực hiện. Đặc biệt ngày sau khi Nghị định 61 được Ban hành Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tập trung tổ chức nhiều Hội nghị quán triệt theo tinh thần của Nghị định. Bên cạnh đó, Sở còn trực tiếp tham gia hướng dẫn ở các địa phương và triển khai Luật dân chủ tại cơ sở.

Tiếp đó thành phố Hà Nội cũng tăng cường chỉ đạo và giao cho các đơn vị Sở, ngành, quận huyện, thị xã, trong đó có Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn, giám sát, cũng như phát hiện các vấn đề tốt trong thực hiện quy ước, hương ước trên địa bàn. Đồng thời cũng đưa ra giải pháp để thay đổi với những địa phương thực hiện chưa tốt. 

Cụ thể, theo bà Trần Thị Vân Anh bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Một số hương ước, quy ước của khu dân cư còn sơ sài về nội dung, sao chép lẫn nhau, chưa thể hiện đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như phong tục tập quán và truyền thống văn hóa riêng của mỗi tổ dân phố, thôn. Chất lượng của một số hương ước, quy ước còn hạn chế, có địa phương coi việc xây dựng hương ước, quy ước của các khu dân cư là việc làm cho có. Việc thực hiện hương ước, quy ước sau khi được phê duyệt ở một số xã, phường còn mang tính hình thức, công tác phổ biến hương ước, quy ước ở một vài nơi chưa được thường xuyên, dẫn đến khi quy ước đã được phê duyệt nhưng không được đưa vào sử dụng triệt để, hiệu quả.

Qua khảo sát của Đoàn kiểm tra thành phố về quy chế dân chủ tại cơ sở, một điều cần quan tâm là làm sao để quy ước, hương ước tại các địa phương trở thành trở thành văn bản mang giá trị chuyên biệt của mỗi một thôn xóm, tổ dân phố, khu dân cư, cộng đồng.

Hương ước, quy ước được xây dựng trên tinh thần cộng đồng dân cư cùng xây dựng, thỏa thuận. Do đó, khi soạn thảo các quy ước, hương ước mới đối với nhũng vấn đề gì pháp luật đã quy định thì không nên đưa vào. Mặt khác đối với các ông, bà là Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố cần tích cực, quan tâm tổ chức rà soát xem xét bổ sung, kế thừa, cũng như xác định hương ước, quy ước phải mang tính đặc thù riêng của mỗi thôn, tổ dân phố, khu dân cư. Đây chính là những đặc trưng mang nhiều giá trị văn hóa, tinh thần văn hóa, giá trị đoàn kết…

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tại các buổi tập huấn Sở sẽ có những thay đổi, đổi mới phù hợp làm sao bảo đảm công tác tập huấn, cũng như nội dung truyền tải đến các đơn vị quận, huyện, thị xã một cách hiệu quả, thiết thực. Trong đó, nổi bật là các địa phương từ quận, huyện, xã phường đến cơ sở là các thôn, tổ dân phố sẽ có những tham luận trao đổi, chia sẻ về các cách làm hay, sáng tạo để các địa phương nghiên cứu, học tập và triển khai.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...