Hải Hậu về đích nông thôn mới nâng cao - Sức mạnh của “ý Đảng, lòng dân”

2022-05-13 10:37:22 0 Bình luận
Không chỉ vang danh toàn quốc về bề dày truyền thống, lịch sử, văn hóa với 4 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng, 43 năm liên tiếp điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước. Huyện Hải Hậu (Nam Định) giờ đây còn khiến các địa phương khác phải “ngước nhìn” với thành quả sớm về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đây chính là thành quả của sự đoàn kết, thống nhất bền chặt giữa “ý Đảng, lòng dân”.

Trung tâm huyện Hải Hậu nhìn từ trên cao. (Ảnh: Nguồn Internet)

Hết năm 2021, Hải Hậu có 34/34 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã cơ bản đạt NTM kiểu mẫu; 331 đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu. Năm 2021, toàn huyện có 87 mô hình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng cộng đồng liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đạt 192 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 23.819 tấn; giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 1.081 tỷ đồng. Giá trị sản lượng thủy sản đạt 1.123 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn hơn 503 tỷ đồng, đạt 112% dự toán tỉnh giao.

Đến nay, toàn huyện có 103/103 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có 98 trường đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”. Toàn huyện có trên 1.000 mô hình kiểu mẫu về cảnh quan, môi trường, văn hóa, an ninh trật tự và có 2,27km tuyến đê kiểu mẫu tại các xã Hải An, Hải Giang. Chương trình OCOP dẫn đầu tỉnh. Hiện nay toàn huyện có 534 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp đầu tư tại 3 cụm công nghiệp là 35 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, thu hút trên 8.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 giảm còn 3,36%. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 96,46%.

“Chìa khóa” để Hải Hậu về đích NTM nâng cao là huyện thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Hơn 10 năm trước, khi Chương trình xây dựng NTM mới bắt đầu được triển khai, hầu hết cán bộ cơ sở và người dân vẫn hiểu rằng xây dựng NTM là một dự án đầu tư lớn của nhà nước, do nhà nước đầu tư, chính quyền, người dân nông thôn chỉ việc… thụ hưởng. Tất nhiên, hệ thống chính trị, báo chí sau đó tuyên truyền, giải thích nhanh chóng giúp cán bộ cơ sở, người dân hiểu rõ phương châm, cơ chế xây dựng NTM không đơn giản như vậy. Xây dựng NTM là ở đó người dân đóng vai trò chủ thể, chủ động, trực tiếp đóng góp công sức, trí tuệ thực hiện, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, xây dựng tiêu chí đánh giá và có hỗ trợ nguồn lực.

Trên thực tế sau đó ngân sách tỉnh Nam Định chỉ hỗ trợ mỗi xã 8 tỷ đồng, xã làm điểm được “nhỉnh” hơn một chút. Và quy trình xây dựng NTM sau đó được xác định là thôn lo công trình của thôn, xã lo công trình của xã, huyện, tỉnh lo công trình của huyện, tỉnh; quy trình là làm từ đồng về làng, từ làng lên xã, từ xã lên huyện. Không có sẵn nhiều ngân sách để cấp trực tiếp nhưng khi ấy Nam Định cho các xã cơ chế được giữ lại phần lớn nguồn thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn để xây dựng NTM

Để tạo đột phá, Huyện ủy, UBND huyện Hải Hậu đã huy động tất cả nguồn lực hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nhất là nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của người dân và con em xa quê. Đến nhiều làng quê ở Hải Hậu ngày nay mới hay ở đây còn rất ít nhà ngói, đa số là nhà mái bằng và cao tầng. Cùng với đó hệ thống đường làng ngõ xóm, nhà văn hóa, cổng làng,… được hầu hết các cộng đồng huy động tiền bạc, công sức nâng cấp, làm mới. Các cộng đồng lấy tiền ở đâu để làm? Câu trả là ngoài đóng góp của các hộ dân, hỗ trợ của ngân sách địa phương (đối với việc xây dựng Nhà văn hóa thôn, xóm) còn có nguồn rất lớn là đóng góp, ủng hộ của con em xa quê, thành đạt. Không chỉ đóng góp tiền bạc, công sức, nhiều hộ dân ở vùng nông thôn Nam Định còn sẵn sàng hiến đất, phá dỡ cổng, bờ tường, thậm chí là nhà ở để giúp xóm làng có đất mở rộng đường làng, hình thành cả phong trào hiến đất xây dựng NTM.

Các công trình giao thông nông thôn được mở rộng từ việc hiến góp đất của nhân dân.

Ông Đỗ Hải Điền, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu cho biết: “Sau khi về đích NTM nâng cao, năm 2022, huyện tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua ‘Chung sức xây dựng NTM kiểu mẫu’, ‘Sáng - xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững’. Hết năm 2022, toàn huyện phấn đấu có 75% số đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu; có ít nhất 20 đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu. Hết năm 2023, có 100% số đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu; có ít nhất 30 đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu. Hết năm 2024, có 100% số đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu. Năm 2025: Hải Hậu được Trung ương công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu ‘Sáng - xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững”.

Những thành quả đạt được của chương trình xây dựng NTM đang chắp cánh cho các vùng quê vươn mình, tạo lập thêm những miền quê trù phú, đáng sống. Tin rằng, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm khắc phục khó khăn, thách thức. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hải Hậu sẽ sớm đạt mục tiêu “Huyện NTM kiểu mẫu” đã đề ra, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hoá của “Vùng biển sáng Anh hùng”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...