Hải Phòng tiếp tục là điểm sáng phát triển kinh tế - xã hội

2021-01-04 14:09:30 0 Bình luận
Năm 2020, thành phố Hải Phòng phải đối diện với thử thách mới khi vừa phải làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực chậm lại nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết thống nhất cao của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố năm 2020 vẫn đạt được những kết quả nổi bật, tiếp tục là điểm sáng trong cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước đạt 190.768,8 tỷ đồng, tăng 11,22% so với cùng kỳ năm trước, không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 16,5%) và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng khá cao so với các tỉnh, thành trong cả nước (đứng sau Bắc Giang).

Hải Phòng nổi tiếng với những cây cầu hiện đại.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 2,35% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,54% của năm 2019. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; dịch cúm gia cầm H5N6; diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng có nhiều tín hiệu tích cực giúp ngành phục hồi tăng trưởng: ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt giúp tăng năng suất; chăn nuôi lợn đang dần được hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi, chăn nuôi gia cầm phát triển khá; khai thác thủy sản tiếp tục là ngành có mức tăng trưởng khá trong khu vực này, ước tính giá trị tăng thêm của ngành thủy sản tăng 7,33% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng 16,59% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 25,18% của năm 2019 và không đạt kế hoạch đề ra (24,12%), đóng góp 8,22 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, trong đó giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 16,22%, đóng góp 7,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung.  Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng vẫn là ngành chủ lực chính trong phát triển kinh tế thành phố, với giá trị tăng thêm tăng 18,51%, đóng góp 7,25 điểm phần trăm, chủ yếu là đóng góp của các ngành sản xuất thiết bị tự động, sản xuất điện thoại và linh kiện, sản xuất xe máy điện, sản xuất ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng...; một số ngành công nghiệp truyền thống duy trì được mức tăng trưởng và có sự khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 3,95%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. 

Hầu hết các ngành công nghiệp (cấp IV) trọng điểm, ngành sản xuất công nghiệp chế tạo mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, giá trị xuất khẩu lớn được thành phố quan tâm phát triển vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất thiết bị tự động; sản xuất điện thoại và linh kiện, sản xuất xe máy điện, sản xuất ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng … Một số ngành công nghiệp truyền thống như: sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất ắc qui, đóng tàu… cũng duy trì được mức tăng so năm trước; Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 12 tháng/2020 ước giảm 5,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tại thời điểm 31/12/2020 tăng 3,57% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng thời điểm năm trước.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, giá trị tăng thêm khu vực này chỉ tăng 5,64%, thấp hơn mức tăng 10,99% của năm 2019. Trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn cũng có mức tăng trưởng giảm so với mức tăng của năm 2019: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 9,52%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm vào mức tăng chung; vận tải, kho bãi tăng 7,2%, đóng góp 1,26 điểm phần trăm;

Hoạt động du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 khiến doanh thu ăn uống, lưu trú, lữ hành và các ngành dịch vụ bị giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giá so sánh) ước chỉ đạt 3.539,9 tỷ đồng, giảm 4,92% so với cùng kỳ năm trước (năm 2019 tăng 7,42%), làm giảm 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích cây hàng năm toàn thành phố năm 2020 đạt 78.715,4 ha, bằng 92,34% (-6.529,8 ha) so với năm 2019. Trong đó: 
Diện tích gieo cấy lúa đạt 58.572,1 ha, bằng 90,21% (-6.359,2 ha) so với năm trước (vụ Đông xuân đạt 28.987,1 ha, giảm 3.617 ha, vụ mùa bằng 29.585 ha, giảm 2.742,2 ha). Năng suất lúa cả năm đạt 64,2 tạ/ha, tăng 0,89% so với năm 2019; sản lượng lúa ước đạt 376.059,7 tấn, giảm 8,99%; Ước tính tháng 12 năm 2020, tổng đàn trâu hiện có trên địa bàn đạt 4.444 con, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò đạt 9.892 con, giảm 9,51%; Chăn nuôi lợn hiện vẫn trên đà phục hồi sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tổng đàn lợn ước đạt 141.525 con, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về văn hóa - xã hội: Dân số trung bình năm 2020 ước đạt 2.053,5 nghìn người, tăng 20,2 nghìn người, tương đương tăng 1% so với năm 2019. Trong đó: dân số nam 1.015,7 nghìn người, chiếm 49,46%; dân số nữ 1.037,8 nghìn người, chiếm 50,54%. Dân số thành thị 932,6 nghìn người, chiếm 45,41%; dân số nông thôn 1.120,9 nghìn người, chiếm 54,59%. 

Hải Phòng nổi tiếng với những cây cầu hiện đại.

Năm 2020, thành phố đã giải quyết việc làm cho 55.400 lượt lao động (tăng 0,91% so với năm 2019); Tiếp nhận và tiến hành giải quyết theo đúng chế độ đối với 3.266 đối tượng chính sách trên địa bàn, trong đó: trợ cấp một lần cho 2.520 người; trợ cấp hàng tháng: 126 người; chế độ thờ cúng liệt sĩ: 620 trường hợp; thực hiện tiếp nhận và thẩm định để thực hiện chính sách và phục vụ công tác quản lý đối với 8.841 trường hợp. Xác nhận, công nhận và đề nghị công nhận người có công, quyết định cho hưởng chế độ đối với 201 trường hợp. Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với Cách mạng đối với 2.436 trường hợp.

Công tác giáo dục, đào tạo bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên ngành Giáo dục đã kịp thời đưa ra các phương án ứng phó; những chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên vừa thực hiện kế hoạch năm học. 

Không phát sinh trường hợp nhiễm virus gây bệnh Covid-19; các trường hợp nghi nhiễm được cách ly, giám sát y tế chặt chẽ theo đúng hướng dẫn và quy định. Tính đến 15/12/2020 so với tháng trước trên địa bàn thành phố đã phát sinh 26 ca sốt xuất huyết (tăng 10 ca); bệnh. Trong năm 2020, đoàn thể thao thành phố tham dự 06 giải thể thao quần chúng toàn quốc năm 2020 với kết quả đạt tổng số 56 huy chương, trong đó 20 HCV, 17 HCB, 19 HCĐ; đối với thể thao thành tích cao, tiếp tục chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng vận động viên, chú trọng duy trì và phát huy các môn thể thao Hải Phòng có thế mạnh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...