Hải Phòng: Tự hào những cái tên làm nên kỳ tích

2023-02-08 11:07:34 0 Bình luận
Rất mộc mạc, thân quen với những tên gọi từ thuở xưa, những địa danh này gắn liền với lịch sử phát triển và thăng trầm của thành phố, đồng thời trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Hải Phòng.

Sông Cấm

Là một nhánh của sông Kinh Thầy chảy vào địa phận Hải Phòng tại xóm Trà Te (An Sơn, Thủy Nguyên), sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, rồi chuyển hướng đông - đông nam, đổ ra biển tại cửa Cấm. Sông dài 37km. Từ hơn 2.000 ngàn năm trước, người Việt đã đến đây khai phá đất đai, tạo dựng những trang ấp đầu tiên và sáng tạo ra nền văn hóa bản địa.

Tại làng Trại Sơn (xã An Sơn) còn lưu giữ một chứng tích lịch sử hào hùng của cha ông ta chống giặc Pháp xâm lược. Đó là hang Đốc Tít (nằm trong khu di tích Trại Sơn, đã được xếp hạng cấp thành phố). Cũng trên vùng thượng lưu sông Cấm, nơi lưu giữ một di tích khá đặc biệt là từ đường và lăng mộ Ninh Vương Mạc Phúc Tư, một thân vương, danh tướng nhà Mạc. Mạc Phúc Tư là con trai thứ 2 của Mạc Đăng Doanh, được vua Mạc cử đi trấn thủ vùng Hải Đông (vùng biển Đông Bắc ngày nay).

Đôi bờ sông Cấm luôn ngập tràn ánh sáng

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một loạt các nhà máy được xây dựng tại đôi bờ sông, đó là nhà máy điện Cửa Cấm, nhà máy Xi măng,  Nhà máy Phốt Phát, Nhà máy Chỉ. Các hãng: dầu lửa Pháp Á, Shell của Pháp, Standa của Mĩ lần lượt đặt kho kinh doanh xăng dầu tại vùng đất ven sông Cấm thuộc làng Thượng Lý.

Ngày nay, những cây cầu hiện đại, thay thế hoàn toàn cho bến đò Lâm, phà Bính cùng với đô thị xanh Vinhomes với tòa tháp 45 tầng được coi là biểu tượng của thành phố đã thật sự làm thay đổi đôi bờ sông Cấm. Cảng Hải Phòng đang dần tiến ra biển với hệ thống cảng nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện liên hoàn, hiện đại. Trong tương lai, một trung tâm chính trị-hành chính-văn hóa, một đô thị mới năng động sẽ được hình thành ở nơi này.

Chợ Sắt

Vào cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc, chợ được xây dựng chủ yếu là sắt, thép. Nhờ địa thế thuận lợi của tuyến đường thủy đi các tỉnh nên chợ Sắt từng rất sầm uất, là đầu mối buôn bán chính từ Nam Định lên hoặc Quảng Yên xuống, tiếng tăm có thể so sánh với chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội)…

Thời bao cấp, nơi đây vẫn còn là một trong những trung tâm buôn bán lớn nhất tại miền Bắc. Từ đây, nhiều mặt hàng đã được chuyển đi khắp đất nước. Những người buôn bán trong chợ Sắt được coi là lớp người giàu có và thành đạt về kinh tế của thành phố Hải Phòng. Bất cứ ai đặt chân đến Hải Phòng cũng tranh thủ dạo qua chợ Sắt, thăm quan và mua sắm. Chợ Sắt trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của đất Cảng.

Năm 1985, chợ không may bị cháy, ý tưởng đầu tư xây dựng mới chợ Sắt đã nhanh chóng hấp dẫn các nhà đầu tư từ Trung Quốc. Năm 1992, một dự án trị giá 15 triệu USD do công ty Liên danh hữu hạn Hải Thành làm chủ đầu tư được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Chợ cũ được phá đi và liên doanh xây lại với 2.000 gian hàng có tổng diện tích sử dụng gần 40.000 m² trên diện tích khuôn viên 13.000 m².

Cuối năm 2021, theo chủ trương chỉnh trang đô thị, chợ Sắt nhường chỗ cho tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí có diện tích 15.200 mét vuông với vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Theo đó, từ 05 -15/3/2022, các tiểu thương và hộ kinh doanh tại chợ Sắt đã di dời đến khu chợ tạm (Lãm Hà, Kiến An).

Cầu Rào

Cầu Rào được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, nằm trên tuyến đường từ Hải Phòng đi Đồ Sơn, có tên là đường 14 (còn được gọi là đường 353, tức đường Phạm Văn Đồng ngày nay). Lúc đầu, cầu nằm ở gần cổng khách sạn Chuyên gia hiện nay, làm bằng sắt, dài 174 m. Cầu thuộc địa phận làng Rào (tên nôm của làng An Khê) nên mang tên cầu Rào từ đó. Cuối năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân Việt Minh đã lột hết ván lát mặt cầu và phá một số thanh giằng ngang. Năm 1947, thực dân Pháp đã sửa lại và đặt lô cốt ở hai đầu cầu để bảo vệ. Năm 1969, cầu lại bị quân đội Mỹ ném bom phá sập. Sau năm 1976, cầu Rào được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với chiều dài 174m, chiều rộng 12m. Ngày 28/01/1980, cầu được khánh thành. Tuy nhiên, vào ngày 16/07/1987, cầu bị sập nhịp mố phía Bắc nên phải dỡ bỏ và xây lại bằng sắt với hai làn xe như hiện nay, hoàn thành năm 1989.

 

Cầu Rào - biểu tượng của cánh sóng vươn xa

40 năm qua, cầu Rào bền bỉ với vai trò kết nối, là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo từng giai đoạn cụ thể. Ngày 13/10/2020, thành phố quyết định xây dựng mới cầu Rào với thiết kế vĩnh cửu để thay thế cầu cũ, từng bước cụ thể hoá Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Cầu Đất

Theo cuốn Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng, phố Cầu Đất trước năm 1955 thuộc khu Ga. Lúc mới mở tên phố là Pôn Đume. Đến năm 1946, con phố mang tên Đại lộ Hồ Chí Minh. Năm 1954, mang tên Trần Hưng Đạo. Từ năm 1963 đến nay đổi tên thành Cầu Đất. Trước đây, giữa hai làng An Biên và Gia Viên có con lạch nhỏ gọi là lạch Liêm Khê, vốn là nhánh phụ của sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm. Chính con lạch này là tiền thân của kênh đào Bonnan được đào vào năm 1885. Trên cơ sở lạch Liêm Khê năm 1885, Bonnan cho đào kênh vành đai dài 3km, rộng 74m. Bắc qua lạch, ở khu vực quán Hoa trên trung tâm thành phố hiện nay, có một chiếc cầu nhỏ bằng tre, trên mặt đắp đất nên thường gọi là Cầu Đất. Tên phố có nguồn gốc từ đó.

Thời Pháp thuộc, đây là con phố buôn bán nghề thủ công chủ yếu của người Việt như giày da, bật bông, bánh kẹo, tiệm ăn, tạp hóa… và được coi là phố giầu có nhất. Có rất nhiều người làm vàng bạc chọn phố Cầu Đất là nơi khởi nghiệp và phát triển. Ngày nay, phố Cầu Đất vẫn là một trung tâm buôn bán nhộn nhịp, là một trong những khu phố nổi tiếng giàu có bậc nhất thành phố Cảng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...