Hé lộ "tảng băng chìm" trong ngành tài nguyên

2017-04-19 18:17:20 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tỷ lệ đơn thư khiếu nai, tố cáo liên quan đến đất đai được Bộ tiếp nhận là gần 99%. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên..?
Dưới góc độ pháp lý, thì việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Bộ TNMT) thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, có nơi giao cho Sở TNMT chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng TNMT, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa giao cho cơ quan TNMT. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.

Quá trình vận dụng thực thi pháp luật của chính quyền các cấp còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Một số số địa phương, chính quyền chưa làm đúng pháp luật, chưa công khai, minh bạch, dân chủ dẫn đến tình trạng rất nhiều người khiếu kiện và khiếu kiện kéo dài.

Kẽ hở lớn nhất trong thực thi là cơ quan giải quyết thường chỉ dựa vào nghị định hay thông tư để thực hiện, trong khi đó Quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật. Lợi dụng sơ hở này của pháp luật, một số công chức thực thi chính sách đã cấu kết thực hiện lợi ích nhóm. Chỉ thông qua đơn tố cáo của ông Diệp Ngọc Thạch (anh trai Thương binh ¼ Diệp Kim Long) ngụ tại số 38/1 Khiếu Năng Tĩnh, khu phố 5, phường An Lạc, quận Bình Tân – TP. HCM gửi tới các cơ quan cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã làm hé lộ “tảng băng chìm” trong ngành tài nguyên.

Trong đơn tố cáo gửi Ban Bạn đọc hoanhap.vn đề ngày 10/4/2017, ông Thạch đã viết: “Tôi làm đơn tố cáo ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ TNMT, trong gần 4 năm qua, vì lợi ích nhóm, đã không chỉ đạo, mà còn dung túng cho thuộc cấp thuộc Thanh tra Bộ TNMT, chống lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6975/VPCP-V.I ngày 21/8/2013 của Văn phòng Chính phủ, đồng lõa, cấu kết với một số cán bộ biến chất thuộc TP.HCM, tổ chức làm giả mạo, và sai lệch hồ sơ, bao che chạy tội cho bọn tham nhũng đất tại quân Bình Tân Nguyễn Văn Cương…”.
 
Bài 1: Từ chuyện ông “vua” địa chính Nguyễn Văn Cương…

Chỉ sau 20 năm ngồi trên “chiếc ghế địa chính” thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh (nay thuộc địa bàn 2 phường An Lạc và An Lạc A, quận Bình Tân), ông Cương đã “hô biến” hàng trăm nghìn mét vuông đất rơi vào tay các đại gia, đầu nậu để phân lô bán nền với số nhà xây lậu không đếm xuể; hàng loạt khu đất công bị “xà xẻo” biến thành đất tư; nhiều vụ tranh chấp mà phần thắng nghiêng về phía “biết điều” bất kể đúng hay sai... Cụ thể như, năm 1994, ông Cương đã cùng với một số người làm giả mạo tài liệu bản đồ địa chính tờ bản đồ số 1, TT. An Lạc (TL đo đạc theo CT 02/CT-UB, năm 1994) để thực hiện hành vi hợp thức hóa nhằm chiếm đoạt 12ha đất công của Nhà nước (đất khu gia binh ấp chiến lược Tự Quyết cũ); chiếm đoạt 1,1ha đất tư nhân của Thương binh ¼ Diệp Kim Long; lập dự án xây dựng Cư xá An Lạc - một dự án “ma” (lập năm 1991 – kèm bản đồ dự án), phân lô bán nền, lấy tiền chia nhau, thu lợi trái pháp luật hàng trăm tỷ đồng; tổ chức lấn chiếm 1ha đất của gia đình ông Thạch, cụ Mai Thị Hoàng (mẹ ông Thạch); và thậm chí nghĩa địa của gia tộc ông Thạch cũng bị “Vua” địa chính biến thành nghĩa địa công cộng, đem phân ra thành 11 nền đất để bán… Sự tự tung, tự tác của “vua” địa chính suốt thời gian dài không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho tài nguyên quốc gia, mà còn làm nhiều vụ tranh chấp đất kéo dài không đoạn kết. Trong đó, vụ khiếu kiện hơn 2ha đất suốt gần 30 năm của gia đình cụ Hoàng, ông Thạch là một minh chứng.

Xung quanh vụ khiếu kiện này, từ năm 2005, đã có hàng chục bài báo lên tiếng; Văn phòng Chính phủ cũng đã có tới 5 Văn bản (VB) gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính (TCĐC) sau này là gửi Bộ trưởng Bộ TNMT để giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng (như VB 5542/VPCP-V.II ngày 2/12/1999, VB số 2393 ngày 14/6/2000, VB 6201 ngày 28/10/2005, VB số 6975/VPCP-V.I ngày 21/8/2013 và VB 9875/VPCP-V.I ngày 25/11/2015); và có tới 10 đoàn thanh, kiểm tra (trong đó từ năm 1998 đến 2014 có 5 đoàn của Bộ TNMT, 5 đoàn kiểm tra cấp quận và thành phố của TP.HCM), song vụ kiện vẫn chưa đi đến hồi kết. Phải chăng người đi khiếu kiện không đưa ra được chứng cứ..? 

Song, thực tế lại hoàn toàn khác. Gặp đoàn thanh, kiểm tra nào Cụ Hoàng, ông Thạch đều trưng ra bằng chứng với chồng hồ sơ dày cộm. Ông Diệp Ngọc Thạch trình bày: "Khu đất 20.640m2 của gia đình ông sử dụng nuôi cá và trồng rau muống từ hơn nửa thế kỷ trước. Tranh chấp giữa gia đình với một số hộ dân lấn chiếm khu đất cất nhà xảy ra vào năm 1982 kéo dài đến nay. Mọi sự rắc rối, phức tạp dẫn đến tranh chấp dai dẳng đều do ông Cương mà ra. Sau nhiều năm tranh chấp, khu đất đã mọc lên hàng chục căn nhà, trong đó có cả nhà của ông Cương, tất cả đều xây trái phép nhưng phần lớn đã được cấp giấy chủ quyền.

Kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà (sổ hồng) của các hộ dân nằm trên khu đất, tất cả đều không có giấy tờ gốc chứng minh tính hợp pháp. Nhiều bộ hồ sơ được kê khai sai sự thật đến mức khó tin, điển hình như hộ Bùi Thị Cần (SN 1949 ngụ Khiếu Năng Tĩnh, KP5, phường An Lạc A). Bà Cần kê khai năm 1999, có căn nhà cấp 4 với 354m2 do vợ chồng bà “tự xây dựng năm 1960” khi mới 11 tuổi. Khó tin nhất phải kể tới trường hơp của ông Hoàng Ngọc Giá (SN 1957, ngụ Khiếu Năng Tĩnh, KP5) khai căn nhà đúc do ông tự xây từ năm 1960 khi mới 3 tuổi; còn vợ ông là bà Trần Thị Kim Phụng (SN 1962) lúc đó chưa chào đời...? Khó có thể kể hết những chuyện nực cười do “vua” địa chính tạo ra trong bài viết này.!  


Thương binh 1/4 Diệp Kim Long đứng trước căn nhà bị tháo dỡ trái pháp luật năm 1995 và khu đất 11.000m2 bị lấn chiếm.


Khu đất 11.000m2 của thương binh Long bị lấn chiếm năm 1995 cho 70 hộ dân xây dựng lên cả 1 khu phố khang trang.


Căn nhà số 72/3/59 (nằm mặt tiền đường số 7) của ông Nguyễn Văn Cương xây dựng lấn chiếm đất của thương binh Long cùng với 1.000m2 đất mở đường số 7 bị ông Cương ăn chặn tiền đền bù.

(Còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...