Khai mạc Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng

2018-06-25 10:19:05 0 Bình luận
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng.

Toàn cảnh khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chánh Văn phòng, Trưởng ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy...

Tham gia điều hành hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trần Quốc Vượng; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng lần này, nhằm kiểm điểm kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay; xác định phương hướng nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

Hội nghị nhìn lại hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng 5 năm qua; công tác phòng, chống tham nhũng từ sau Hội nghị toàn quốc tháng 5/2014 đến nay, đã làm được những công việc, có bước tiến gì, còn hạn chế, khó khăn, khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm gì, sắp tới làm sao để không chỉ duy trì, mà còn đẩy mạnh cuộc chiến chống giặc nội xâm đang ở giai đoạn hết sức quan trọng, quyết liệt.

Hội nghị không chỉ động viên, khích lệ tinh thần, mà sẽ bàn những công việc thiết thực, cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà nhân dân hết sức quan tâm, hy vọng và chờ đợi.

Nhấn mạnh "cuộc chiến" này còn nhiều khó khăn, phức tạp, lâu dài, đầy khó khăn thử thách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong rằng sau hội nghị này sẽ có những bước chuyển biến mới, mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tiếp đó, ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Báo cáo đánh giá từ sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, đặc biệt từ đầu nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, như Tổng Bí thư đã khẳng định “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế,” được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

[Nhân dân tin tưởng hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng]

Các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng theo Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã và đang được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ, có hiệu quả.

Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, vừa để phòng ngừa, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện, xử lý sai phạm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, nhất là các Nghị quyết Trung ương 4, 6,7 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; các quy định về nêu gương, kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đảng, kiểm soát tài sản của cán bộ, thẩm quyền và trách nhiệm của ủy ban kiểm tra đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử...

Đảng đoàn Quốc hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, thể chế hóa tương đối đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng; khắc phục những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm."

Ban cán sự đảng Chính phủ xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế về kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng “Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính”; kiên quyết gỡ bỏ các rào cản, loại trừ các quy định pháp luật không rõ ràng, không minh bạch, có biểu hiện “lợi ích nhóm”, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Phòng, chống tham nhũng được gắn với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vi phạm, cả đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cao cấp, cả trong lĩnh vực công tác mà lâu nay được cho là “nhạy cảm."

Từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 2.720 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái. Riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35 ngàn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức, chuyển công tác và đã nghỉ hưu.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 9 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên là Ủy viên Trung ương, khai trừ đảng 1 đồng chí Ủy viên Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Đồng thời, các cơ quan nhà nước đã kỷ luật tương xứng với kỷ luật của đảng đối với cán bộ, công chức sai phạm, đảm bảo kịp thời, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng và kỷ luật theo pháp luật của Nhà nước. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước.

Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Điển hình là các vụ án: Vũ Quốc Hảo, Vũ Việt Hùng, Dương Chí Dũng, Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Lê Dũng, Châu Thị Thu Nga, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ, vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương…

Các cơ quan chức năng đã chủ động công khai, cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và người dân trong phòng, chống tham nhũng ngày càng được phát huy tốt hơn; Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được mở rộng, bước đầu mở rộng phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực Nhà nước.

Những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, cùng với những kết quả về phát triển kinh tế-xã hội, đã góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00
Đang tải...