Kỳ I: Trẻ em làm lao động chính

2016-03-03 10:33:19 0 Bình luận
Lâu nay, có một thực tế đang tồn tại là tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở các công trường, xí nghiệp, nhà máy, mỏ khoáng sản... vẫn chưa thể chấm dứt. Đặc biệt, ở một số huyện như: Quỳ Hợp, Tương Dương, Quỳnh Lưu… khá nhiều trẻ em nghèo đang phải đánh đổi sức lực của mình để kiếm con chữ, miếng cơm manh áo, phó mặc tương lai trong môi trường lao động độc hại, nguy hiểm.




Hiển thị ảnh 1.JPG
 
Huyện Quỳ Hợp được xem là “rốn” khoáng sản của miền Tây xứ Nghệ. Nơi đây có rất nhiều lao động từ tứ phương đổ về làm công nhân tại các công trường khai thác mỏ. Ở huyện Quỳ Hợp, lúc cao điểm có thể tập trung hàng nghìn lao động từ các địa phương đổ về kiếm kế sinh nhai. Bên cạnh đó, mảnh đất này đã giúp cho người dân bản địa có thêm cái ăn, cái mặc nhờ vào làm thuê, làm mướn cho những ông chủ mỏ.. Đa phần chủ mỏ khoán thẳng tiền công cho người lao động theo năng suất làm ra sản phẩm. Đói nghèo cộng với sẵn nhu cầu lao động, trẻ em trong nhiều gia đình đã tranh thủ những ngày nghỉ học để mót quặng, thiếc, bán đổi lấy tiền mua sách vở. Có những em vì điều kiện gia đình đành chấp nhận nghỉ học giữa chừng để đi làm công nhân trong các khu mỏ, kiếm thêm thu nhập phụ giúp bố mẹ trang trải cuộc sống gia đình.


Hiển thị ảnh 2.JPG



Trong những lần lang thang nơi miền Tây xứ Nghệ như: Châu Hồng, Liên Hợp, Châu Thành, Châu Cường…, chúng tôi đã không ít lần chứng kiến, bắt gặp cảnh từng tốp trẻ hì hục, dầm mình dưới cái nắng gắt cháy bỏng để đãi quặng, tìm cơ may. “Bố mẹ đều đi làm phu quặng cả. Nhà đông người nên nhờ vào mùa nương, mùa rẫy quanh năm vẫn không đủ ăn cho 6 anh chị em. Ở trong bản, mọi người đều rủ nhau đi làm quặng cả. Do em tuổi đang còn nhỏ với lại đang học nên các chủ mỏ không nhận vào làm việc, đành phải theo đám bạn đi mót quặng. Nếu suôn sẻ, gặp may thì mỗi ngày chúng em cũng kiếm được 30 đến 40 ngàn đồng từ tiền bán quặng” – Vi Văn Tuấn (14 tuổi) ở xã Châu Thành, cậu bé có thân hình nhỏ thó đang vác bì đất dưới khe lên để đãi mót quặng tâm sự với chúng tôi.

Hiển thị anh 3.JPG

Công việc nặng nhọc, mỗi ngày, Tuấn cùng với nhóm bạn trong bản phải dầm mình dưới lòng khe Nậm Huống đỏ ngàu mới có được từng ấy tiền. Theo lời Tuấn, có những bạn cùng trang lứa đã phải bỏ học để đi mót quặng vì nhà quá nghèo. Ngâm mình trong nước bẩn cả ngày trời dưới cái nắng rát bỏng, đã có không ít em nhỏ bị cảm hàn phải điều trị cả tháng trời, rồi bị biến chứng. Rất nhiều em nhỏ lúc đi đào đãi quặng thiếc chẳng tích cóp được là bao nhưng khi đổ bệnh, gia đình phải bán hết tài sản mới có thể đủ tiền thuốc thang, chạy chữa. Như trường hợp em Lữ Thị T. ở xã Châu Hồng, khi cùng nhóm bạn tham gia mót quặng chẳng may bị trượt ngã gãy tay phải và đa chấn thương phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Nhà nghèo, lại đông anh em, mấy năm về trước, bố của T. cũng đi làm công nhân đãi quặng, may mắn, thu nhập cũng đủ nuôi 5 miệng ăn trong gia đình. Thế nhưng, do nghe lời rủ rê của kẻ xấu, bố T. đã dính đến nghiện ngập rồi bị đuổi việc. Cũng vì thế, T. phải nghỉ học để đi mót quặng. “Đi làm công nhân thì chưa đủ tuổi vì em mới học lớp 8. Mà em là con gái đầu nên còn phải giúp mẹ làm nương rẫy nữa. Hết mùa nương, em phải đi kiếm thêm tiền mua gạo phụ mẹ bằng cách đi mót quặng với nhóm bạn trong bản” – Gặp chúng tôi khi tay chưa tháo băng bó bột, T. bẽn lẽn cho biết. Cái nghèo lâu nay luôn đeo bám những bản làng vùng cao nơi đây, giờ vẫn hoàn nghèo.

Hiển thị ảnh 4.JPG


Còn tại huyện Quỳnh Lưu, tình trạng trẻ em hiện đang làm việc tại các cơ sở sản xuất gạch táp lô cũng diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây. Gần 12 giờ trưa, cái nắng đầu tháng 4 vốn đã oi bức, nay lại càng ngột ngạt hơn bởi hơi người, mùi táp lô quyện vào nhau. Trong không gian mù mịt, đặc quánh ấy, em Hoàng (13 tuổi) ở xã Quỳnh Văn vẫn cần mẫn bê từng khuôn táp lô ra bãi phơi. Bước đi nặng nhọc, khuôn này nối tiếp khuôn kia, không ngừng nghỉ từ sáng đến trưa. Hoàng chỉ là một trong nhiều lao động nhỏ tuổi tại xã Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân, 2 trong số xã của huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai đang vất vả kiếm chút tiền làm thêm để về đỡ đần gia đình. Hoàn cảnh của Hoàng cũng là số phận chung của nhiều đứa trẻ phải sớm tham gia lao động ngay từ khi còn nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các em có hoàn cảnh khó khăn chính là những trẻ có nguy cơ vi phạm pháp luật, bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động và phải làm những công việc nặng nhọc trong môi trường nguy hiểm, độc hại cao hơn cả.

Còn nữa

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...