Lai Châu: Độc đáo tết cổ truyền người La Hủ

2018-02-15 22:07:27 0 Bình luận
Tết cổ truyền của người La Hủ ở huyện Mường Tè, Lai Châu mang dấu ấn độc đáo về bản sắc của một tộc người sinh sống nơi biên cương Tây Bắc.

Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt và cách ăn tết cũng khác nhau. Tết cổ truyền của người La Hủ ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu mang đậm dấu ấn độc đáo về bản sắc của một tộc người thiểu số, sinh sống nơi biên cương Tây Bắc.

Từ xa xưa, đồng bào La Hủ thường làm nhà lều tạm bợ rải rác ở trong rừng, trên nương, trên núi cao. Nhà lợp lá xanh, đến khi lá vàng thì chuyển làm nhà khác nên người La Hủ thường có tên là “Xá Lá Vàng” - Nghĩa là luôn phải mới.

 

Phụ nữ La Hủ chuẩn bị làm bánh giầy. Ảnh: dantocviet.vn

Ngày nay nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, sự vận động của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, đồng bào La Hủ đã ở tập trung kiên cố trong những ngôi nhà gỗ lợp mái tôn. Bản làng người La Hủ thường ở trên sườn núi đất cao, mỗi bản quây quần vài chục nóc nhà.

Ông Phản Phu Lô, người già ở bản Tân Biên, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết: Người La Hủ có một hệ lịch riêng gồm 13 con giáp. Tết cổ truyền của dân tộc mình thường tập trung vào nửa cuối tháng 12 âm lịch. Tuy nhiên, tùy từng gia đình, bà con chọn ngày đẹp để ăn tết trong tháng ứng với tuổi của từng gia chủ và đặc biệt kiêng ăn tết vào những ngày con Khỉ, Hổ, Chó, Rắn và ngày bố, mẹ qua đời.

"Tết cổ truyền của người La Hủ được theo truyền thuyết từ xa xưa để lại. Bà con tổ chức cả tháng, tuần này thì bản này, tuần sau là lại bản khác để đến thăm chúc Tết nhau. Khi đi chơi mang quà đi biếu và khi về cũng có quà của bà con biếu lại. Từ đó, tình đoàn kết của bà con dân tộc chúng tôi được thắt chặt, giúp nhau để có cái tết đầm ấm hơn", ông Phản Phu Lô nói.

Khi những bông hoa đom đóm nở trắng các sườn đồi, người La Hủ bắt đầu chuẩn bị ăn tết. Mỗi người một việc, người phụ nữ tất bật lên rừng tìm củi về dự trữ để đảm bảo đủ chất đốt trong những ngày tết. Nhà cửa, khuôn viên quanh nhà được những người đàn ông dọn dẹp sạch sẽ; quần áo, chăn màn được giặt sạch phơi rực cả bản làng, tạo lên một không gian rực rỡ sắc màu giữa núi rừng đại ngàn.

Ông Thàng Hu Lô, bản Thăm Pa, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè vui mừng cho biết: "Tết đến nhà nào cũng vui. Từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng chuẩn bị để những ngày tết được trang hoàng. Tết về, trước hết bà con phải dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc các thứ phải rửa sạch hết những bụi bặm của năm cũ, chăn màn quần áo cũng được giặt sạch trước 1 tuần. Sau đó bà con tổ chức gói bánh, mổ lợn để mời bà con họ hàng đến ăn tết".

Cũng như người Kinh, vào dịp tết Nguyên đán, các gia đình dân tộc La Hủ cũng tổ chức gói bánh chưng, tuy nhiên bánh chưng được gói giống với bánh tét của người Kinh. Bánh sau khi nấu chín, chủ nhà sẽ phát cho các cháu nhỏ cầm đi chơi tết. Theo quan niệm của đồng bào, việc phân phát bánh chưng cho các cháu nhỏ đi chơi đầu năm là thể hiện của sự no đủ và sung túc. Con cháu mang bánh chưng đi trong ngày tết là cầu mong gia đình trong năm đó sẽ luôn có cái ăn, không bị cảnh đói khổ. 

Độc đáo và quan trọng hơn cả đối với đồng bào La Hủ là vào dịp tết, nhà nào cũng phải mổ lợn. Dù giàu hay nghèo mỗi nhà đều phải có một con lợn khỏe mạnh mổ để xem gan. Lợn được những chàng trai khỏe mạnh đem ra bờ suối mổ, sau đó mổ lấy gan ra đầu tiên để chủ nhà xem lý. Theo người La Hủ lợn là con vật gần gũi với người, nên xem gan đầu năm sẽ biết được vận hạn của gia đình, láng giềng trong năm mới. Phần gan nhỏ dính mật là xem riêng trong gia đình; phần gan lớn hơn là xem chung cho cộng đồng làng bản. Nếu phần gan to tươi màu, phẳng đều thì cộng đồng dân bản sẽ có vụ mùa bội thu, no đủ, đoàn kết. 

Ông Thàng Hu Chô ở bản Thăm Pa, xã Pa Ủ cho biết: "Năm cũ qua, năm mới đến, muốn xem năm mới gia đình, bà con dân bản có khỏe mạnh hay không, làm ăn được hay không thì xem gan là biết được hết. Và nếu gan năm nay là đẹp, năm mới có nhiều hy vọng cho sức khỏe cũng như làm ăn sẽ thuận lợi nhiều. Bà con dân bản đều rất vui và có thêm động lực để sản xuất, làm ăn đuổi bớt đói nghèo".

Nếu như người Kinh và các dân tộc khác thường cúng ông bà tổ tiên ngày tết có đủ các món ăn, thì với người La Hủ họ cúng tổ tiên trên đầu giường nằm của gia chủ. Lễ vật chỉ có một bát cơm đặt trên cái mẹt. Vào giờ tốt của buổi sáng, chủ gia đình sẽ đơm một bát cơm đầu tiên của nồi cơm mới đem bỏ vào một cái mẹt bê đến giữa giường của mình thường ngủ và cúng. Lời cúng cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình năm mới sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

Ông Thàng Hu Xa, ở bản Thăm Pa, xã Pa Ủ nói: "Ngày tết con cháu vui chơi, ăn ngon mặc đẹp thì bà con mình cúng để nhớ tới ông bà tổ tiên, những bậc sinh thành ra mình. Đồng thời cũng cầu mong xin ông bà phù hộ độ trì, năm mới có sức khỏe, làm ăn phát đạt, con cái học hành chăm ngoan".

Không chỉ trú trọng về lễ cũng, ngày tết, ai cũng chọn cho mình những bộ quần áo mới đẹp để đi chơi, đi chúc tết. Trang phục của nam giới rất đơn giản, gọn gàng, quần áo đều màu chàm hoặc màu đen. Nhưng với nữ giới, áo dài may ống tay hẹp, can bằng nhiều khoanh vải màu xanh, trắng, đen, đỏ. Người La Hủ rất yêu thích văn nghệ, chơi và nghe các loại nhạc cụ như món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, đồng bào đã chế tác được nhiều loại nhạc cụ riêng của dân tộc mình như: sáo, đàn tre và nhiều loại đàn riêng biệt. 

Ông Lý Phí  Giá, Chủ tịch UBND xã Pa Ủ, huyện Mường Tè cho biết: "Xã rất quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc La Hủ như thường xuyên tổ chức các đội văn nghệ tập luyện các làn điệu các bài hát của người La Hủ. Hỏi ý kiến các già làng và thống nhất hình thức, ngày tổ chức tết của đồng bào…".

Đồng bào La Hủ ngày nay đã hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em khác. Bà con đã học tập, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Với phong tục tập quán tiêng biệt của một dân tộc thiểu số có dân số khoảng 10 nghìn người, đồng bào vẫn luôn gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc mình./.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...