Lại vắt kiệt sức học sinh?

2017-04-17 21:36:44 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến áp dụng từ năm học 2018 - 2019. Với số lượng giờ học lên tới hàng nghìn tiết cùng hàng chục môn và hàng nghìn sự lựa chọn, nhiều chuyên gia cho rằng chương trình học trở nên ôm đồm, quá sức với thực tế.
Tham vọng, nặng tính khẩu hiệu 

Trong lần thay đổi chương trình giáo dục này, kỳ vọng được xã hội đặt ra là việc sắp xếp lại các môn học hợp lý, tránh dàn trải, giảm tải chương trình và có tính tập trung, hướng nghiệp cao cho học sinh.

Thế nhưng, các môn học được đưa ra trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Bộ GD&ĐT công bố dường như chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng này.

Nhiều chuyên gia nhận định tổng số môn học dường như quá “đồ sộ” và số tiết học cũng quá lớn. Thậm chí, học sinh lớp 10 có tới 15 môn học bắt buộc và tự chọn bắt buộc, chưa tính 2 môn tự chọn. Tổng số tiết trong một năm học từ 985 tiết đến 1.184 tiết học.
 
 
TSKH Ngô Việt Trung - nguyên Viện trưởng Viện Toán học - nhìn nhận: Có cảm giác chương trình này bị ám ảnh bởi nghị quyết, chính sách nên đã đặt ra quá tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu là chính.

Ở tiểu học số lượng môn học không giảm mà những môn như giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, thế giới công nghệ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... khối lượng thời gian chiếm tới hơn 1/3 thời gian tiểu học. Trong khi yêu cầu của bậc tiểu học là học sinh chỉ cần nắm được kiến thức sơ đẳng nhất.
 


Đồng ý với quan điểm trên, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - cho rằng chương trình tiểu học phải hết sức ổn định và căn cơ nhất, không thể học đủ các thứ trên đời.

TS Nguyễn Anh Dũng (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) lại nhìn nhận chương trình học ở cấp THCS và THPT nếu học 29-30 tiết/tuần thì số lượng giờ cũng chiếm hết thời gian của một tuần, không còn thời gian dành cho sinh hoạt trường, lớp, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.

Trường THPT tự xét tốt nghiệp có đảm bảo tính công bằng?

Điểm mới đặc biệt trong dự thảo chương trình là việc xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do chính trường THPT thực hiện. Điều này có nghĩa, nếu dự thảo này được thông qua, từ sau năm học 2020, việc xét cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ được giao cho cấp trường. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá năng lực theo quy định của Bộ GD&ĐT sẽ được cấp bằng tốt nghiệp mà không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay.

Không ít phụ huynh ở TPHCM có con em đang học bậc trung học cơ sở (THCS) lo ngại việc con em mình có được xét tốt nghiệp công bằng không khi không phải thông qua một kỳ thi chung. Bà Bùi Thị Bạch Yến (Phụ huynh có con đang học lớp 6, trường THCS Hoàng Hoa Thám, Q. Tân Bình) cho rằng: "Cùng một trường nhưng mức độ khó dễ trong việc đánh giá năng lực học sinh của mỗi giáo viên đã khác nhau. Vậy liệu những học sinh học các giáo viên có yêu cầu cao có thiệt thòi?" 

Một số phụ huỳnh cũng băn khoăn về việc thi tuyển vào đại học nếu áp dụng quy định mới này. "Chúng tôi rất muốn biết kế hoạch tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT khi quy định này được thông qua để chuẩn bị từ bây giờ. Nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia, vậy lấy cơ sở gì để xét tuyển, chẳng lẽ lại quay về với hình thức tuyển sinh "3 chung" như trước kia?", ông Trần Công Hân (phụ huynh có con đang học lớp 9, trường THCS Nguyễn Du, quận Gò Vấp) thắc mắc.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) lo ngại rằng, việc để các trường tự xét tốt nghiệp có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho học sinh, nguyên do sẽ có trường thả lỏng để học sinh hoàn thành môn học dễ dàng nhưng có trường sẽ đưa ra yêu cầu khắt khe.

Cứ cho là Sở GD&ĐT có công tác giám sát, thẩm định chất lượng giảng dạy của trường, nhưng không có gì đảm bảo là công tác thẩm định ở mỗi địa phương sẽ đồng đều nhau, có thể ở thành phố lớn sẽ rất gắt gao, còn ở các tỉnh xa thì dễ dàng hơn. Như vậy thì khó mà đảm bảo công bằng cho học sinh được", ông Phú nhận định.

Theo kế hoạch, sau khi lấy ý kiến dư luận và có chỉnh sửa phù hợp, bắt đầu từ 2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới sẽ được triển khai trên cả nước, cho học sinh từ lớp 1. Riêng kỳ thi THPT quốc gia vẫn duy trì từ nay đến hết năm 2020. Chương trình tổng thể hướng tới giúp học sinh hình thành và phát triển 6 phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới gồm: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...