Làng nghề may cờ Tổ quốc nhộn nhịp trước ngày Quốc khánh

2020-08-25 02:33:00 0 Bình luận
Những ngày cận kề Quốc khánh 2/9, không khí làm việc ở các xưởng thêu, may cờ Tổ quốc tại làng Từ Vân (Hà Nội) khẩn trương với tiếng máy cắt vải, máy khâu, tiếng nói cười rộn rã của người làm nghề...

Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân (Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) gắn bó với nghề thêu, may cờ Tổ quốc. Công việc thiêng liêng, tự hào và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho đời sống người làm nghề.

Các thế hệ trong làng nối tiếp nghề làm cờ Tổ Quốc.

Ở đây có những người đã may cờ hàng chục năm, họ lớn lên đã thấy cha mẹ may cờ, rồi họ lại nối nghiệp may cờ và họ mong con cháu mình vẫn sẽ nối truyền công việc thiêng liêng này.

Các loại cờ được sản xuất để phục vụ trong những dịp khai giảng năm học mới, ngày Quốc khánh 2/9, dịp lễ, Tết, cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam. Để làm ra một là cờ cùng gồm rất nhiều công đoạn từ lựa vải, cắt vải, may thêu... Mỗi khi vào mùa thì tất cả thành viên trong gia đình đều mỗi người một việc.

Mọi thành viên trong nhà đều tham gia may cờ.

Người làng Từ Vân có thể làm ra những lá cờ thêu rực rỡ, cũng có thể làm ra những lá cờ đại lớn đến cả chục mét vuông. Mỗi lá cờ lại được dùng cho một nghĩ lễ khác nhau, có thể treo ở các gia đình, công sở, cũng có thể treo ở các đài tưởng niệm, trên lễ đài. Nhưng dù bất cứ nơi đâu, lá cờ đều trang nghiêm và thiêng liêng, lồng lộng hồn thiêng dân tộc.

Những ngày sắp kỷ niệm Quốc Khánh, khắp làng Từ Vân nơi đâu cũng nhộn nhịp, mỗi người mỗi việc. Có những gia đình mỗi ngày xuất xưởng hàng trăm lá cờ, thế nhưng cờ cứ may ra đến đâu thì lại hết đến đó.

Những nét thêu tài hoa làm nên lá cờ rực rỡ.

Chị Vương Thị Nhung (làng Từ Vân) năm nay 46 tuổi nhưng đã có hơn 30 năm chuyên thêu cờ Tổ quốc.  Chị Nhung chia sẻ: “Ngày trước bố tôi làm cờ nên tôi theo nghề từ năm 10 tuổi, đến khi đi lấy chồng vẫn đem nghề theo”.

Để hoàn thiện một lá cờ thêu tay, chị Nhung phải mất gần 2 ngày, những người chưa thạo nghề có khi mất đến cả tuần. Từng đường kim mũi chỉ được thêu nên cờ phải đạt độ chính xác rất cao. Chính vì vậy, giá thành của một lá cờ thêu tay từ 300.000 - 500.000 đồng tùy kích cỡ, cao hơn nhiều lần so với cờ được may bằng máy.

Lý giải nguyên nhân sao không dùng máy móc cho năng suất, chị Nhung cho rằng muốn giữ nghề truyền thống thêu tay của cha ông để lại, và truyền lại cho các thế hệ sau. Bố đẻ chị Nhung là một trong những người đưa nghề thêu cờ về làng, nay cô con gái chị mới 22 tuổi nhưng cũng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề thêu cờ. Các con rồi cháu của chị Nhung cũng hàng ngày hỗ trợ người lớn trong việc thêu cờ.

Ông Nguyễn Văn Kỳ - Trưởng thôn Từ Vân cho biết làng Từ Vân nổi tiếng về nghề thêu từ những năm giữa thế kỷ 16, đến năm 1945 nhiều nghệ nhân thêu giỏi được Uỷ ban kháng chiến mời vào Hợp tác xã cờ đỏ trên phố Hàng Bông (Hà Nội) để may cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa. Sau đó các cụ đem nghề thêu cờ về làng truyền dạy cho con cháu đến tận ngày nay. 

Sống được bằng nghề, tự hào được làm nghề, người dân làng Từ Vân luôn cảm thấy xúc động, thiêng liêng khi những lá cờ mình làm nên đã có ở mọi miền Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Những bất cập trong chính sách cho nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo tham vấn về khung chính sách và pháp lí cho nhà giáo. Các chuyên gia có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay.
2024-11-27 12:34:28

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01
Đang tải...