Loài chó được thuần hóa tới 2 lần?
2016-08-09 09:46:48
0 Bình luận
Đây vẫn là một câu hỏi lớn về loài vật nuôi trong nhà trung thành đầu tiên của con người.
10.000 năm trước, con người đã có mối liên hệ với loài sói xám, và số phận loài người và loài sói có sự gắn kết với nhau như một định mệnh. Loài thú này đã dần dần thay đổi về hình dáng và tính cách. Não, răng và chân nhỏ lại, tai cụp xuống. Chúng có khả năng đoán biết được thái độ của con người qua nét mặt. Như vậy là loài chó đã xuất hiện.
Chó là loài vật được thuần hóa đầu tiên, trước khi con người nuôi mèo, gà, bò, dê, lợn và cừu, thậm chí là trước cả khi chúng ta trồng lúa, lúa mì, lúa mạch và ngũ cốc.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời về thời điểm, nơi và cách thức mà loài chó xuất hiện, trừ một điều là loài chó có nguồn gốc từ loài sói.
Một số người cho rằng loài chó xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, một số khác là 30.000 năm. Chúng đã xuất hiện từ châu Âu, hay Trung Đông hay Đông Á, điều này vẫn chưa hề rõ ràng. Có người cho rằng, con người đã bắt và thuần hóa loài sói, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, loài sói đã tự thuần hóa để trở thành loài chó.
Steve Larson là một trong những nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của loài chó. Ông đã thu thập hóa thạch và hợp tác với nhiều chuyên gia nhằm xét nghiệm ADN của cá thể chó và hóa thạch của loài sói để tìm câu trả lời.
Larson và cộng sự Laurent Frantz đã tiến hành tìm hiểu một di tích cổ 4.800 tuổi có tên là Newgrange ở miền Đông Ireland. Đây là nơi đã tìm thấy xương cốt của loài chó cổ đại. Nhóm nhà khoa học đã phát hiện loài chó có hai nhánh nguồn gốc, một từ phía Đông và một từ phía Tây của đại lục Á-Âu. Nhánh phía Đông gồm loài chó Shar Peis và chó Tây Tạng, còn nhánh phía Tây gồm đa phần các loài chó khác, trong đó gồm cả loài chó cổ đại ở vùng Newgrange.
Larson phát hiện được rằng, trước đây chỉ có một quần thể chó nhưng sau đó một nhóm tách ra, tạo nên một cuộc di cư lớn về phía Tây kéo dài nhiều năm. Nghiên cứu cho thấy “dân số” loài chó đã giảm đi đáng kể và đây chính là bằng chứng của sự di cư. Ban đầu, cả hai nhánh đều là một quần thể lớn nhưng sau đó một nhánh tách ra và di cư về phía Tây. Phát hiện này ủng hộ cho ý kiến cho rằng loài chó đã được thuần hóa đâu đó trên lãnh thổ Trung Quốc.
Nghiên cứu hóa thạch
Mặc dù vậy, các nghiên cứu và so sánh xương hóa thạch để tìm hiểu về niên đại của loài chó cách đây 6.400 - 14.000 năm cả ở phía Đông và Tây đại lục Á-Âu, đã có sự không trùng khớp. Thực tế, khi những con chó phía Đông di cư về phía Tây để vào châu Âu, ở đây đã có mặt loài chó sinh sống cùng con người.
Như vậy, theo Larson, loài chó đã được thuần hóa tới hai lần. Ông cho biết, nhiều nghìn năm trước, ở phía Tây lục địa Á - Âu, con người thuần hóa loài sói xám, điều tương tự xảy ra ở phía Đông. Tức là có hai nhóm chó khác nhau cả về bản chất lẫn địa lý, tạm gọi là chó Tây và chó Đông. Thời kỳ Đồ Đồng, chó Đông di cư về phía Tây cùng với con người và gặp chó Tây bản địa, kết quả là chó Đông đã thay thế chó Tây.
Ngày nay, các giống chó ở phía Đông là hậu duệ của loài chó Đông cổ đại. Các giống chó ở phía Tây ngày nay có nhiều đặc điểm giống với những con chó Đông đã di cư vào thời đó. Chỉ có 10% là có nguồn gốc từ loài chó Tây cổ đại, ngày nay đã tuyệt chủng.
Một nghiên cứu khác vào năm 2013 của nhà nghiên cứu Bob Wayne từ Đại học Califfornia (Mỹ) cho thấy loài chó đã được thuần hóa tại châu Âu hoặc miền Tây Siberia, từ cách đây 18.800 đến 32.100 năm. Nhóm của ông đã phân tích ADN của 126 con chó và sói hiện đại, và nghiên cứu 18 bộ di cốt hóa thạch.
Phản bác lại ý kiến trên, nhà nghiên cứu Peter Savolainen từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH tại Stockholm (Thụy Điển) cho rằng, Trung Quốc là nơi xuất phát nguồn gốc của loài chó từ 33.000 năm trước, chúng có nguồn gen rất đa dạng. Sau đó, một bộ phận đã di cư về phía Tây cách đây 18.000 năm.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện hóa thạch chó 15.000 năm ở vùng Tây Âu, 12.500 năm ở vùng Đông Á, nhưng tuyệt nhiên không có hóa thạch nào 8.000 năm tuổi trong khoảng thời gian này cả.
“Liệu có phải chúng chỉ mất một tuần để đi từ Đông Á sang Tây Âu và sau đó 4.000 năm sau mới quay trở lại?” – ông Larson nêu nghi vấn.
Dựa trên những dữ liệu trên đây, loài chó đã được thuần hóa tới hai lần cũng là kết luận của bà Mietje Genompré, nhà khảo cổ học từ Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ.
Tuy nhiên, câu hỏi về nguồn gốc thực sự của loài chó cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp chính xác.
Chó là loài vật được thuần hóa đầu tiên, trước khi con người nuôi mèo, gà, bò, dê, lợn và cừu, thậm chí là trước cả khi chúng ta trồng lúa, lúa mì, lúa mạch và ngũ cốc.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời về thời điểm, nơi và cách thức mà loài chó xuất hiện, trừ một điều là loài chó có nguồn gốc từ loài sói.
Một số người cho rằng loài chó xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, một số khác là 30.000 năm. Chúng đã xuất hiện từ châu Âu, hay Trung Đông hay Đông Á, điều này vẫn chưa hề rõ ràng. Có người cho rằng, con người đã bắt và thuần hóa loài sói, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, loài sói đã tự thuần hóa để trở thành loài chó.
Steve Larson là một trong những nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của loài chó. Ông đã thu thập hóa thạch và hợp tác với nhiều chuyên gia nhằm xét nghiệm ADN của cá thể chó và hóa thạch của loài sói để tìm câu trả lời.
![]() |
Loài chó nhà có nguồn gốc từ chó sói. |
Larson và cộng sự Laurent Frantz đã tiến hành tìm hiểu một di tích cổ 4.800 tuổi có tên là Newgrange ở miền Đông Ireland. Đây là nơi đã tìm thấy xương cốt của loài chó cổ đại. Nhóm nhà khoa học đã phát hiện loài chó có hai nhánh nguồn gốc, một từ phía Đông và một từ phía Tây của đại lục Á-Âu. Nhánh phía Đông gồm loài chó Shar Peis và chó Tây Tạng, còn nhánh phía Tây gồm đa phần các loài chó khác, trong đó gồm cả loài chó cổ đại ở vùng Newgrange.
Larson phát hiện được rằng, trước đây chỉ có một quần thể chó nhưng sau đó một nhóm tách ra, tạo nên một cuộc di cư lớn về phía Tây kéo dài nhiều năm. Nghiên cứu cho thấy “dân số” loài chó đã giảm đi đáng kể và đây chính là bằng chứng của sự di cư. Ban đầu, cả hai nhánh đều là một quần thể lớn nhưng sau đó một nhánh tách ra và di cư về phía Tây. Phát hiện này ủng hộ cho ý kiến cho rằng loài chó đã được thuần hóa đâu đó trên lãnh thổ Trung Quốc.
Nghiên cứu hóa thạch
Mặc dù vậy, các nghiên cứu và so sánh xương hóa thạch để tìm hiểu về niên đại của loài chó cách đây 6.400 - 14.000 năm cả ở phía Đông và Tây đại lục Á-Âu, đã có sự không trùng khớp. Thực tế, khi những con chó phía Đông di cư về phía Tây để vào châu Âu, ở đây đã có mặt loài chó sinh sống cùng con người.
Như vậy, theo Larson, loài chó đã được thuần hóa tới hai lần. Ông cho biết, nhiều nghìn năm trước, ở phía Tây lục địa Á - Âu, con người thuần hóa loài sói xám, điều tương tự xảy ra ở phía Đông. Tức là có hai nhóm chó khác nhau cả về bản chất lẫn địa lý, tạm gọi là chó Tây và chó Đông. Thời kỳ Đồ Đồng, chó Đông di cư về phía Tây cùng với con người và gặp chó Tây bản địa, kết quả là chó Đông đã thay thế chó Tây.
Ngày nay, các giống chó ở phía Đông là hậu duệ của loài chó Đông cổ đại. Các giống chó ở phía Tây ngày nay có nhiều đặc điểm giống với những con chó Đông đã di cư vào thời đó. Chỉ có 10% là có nguồn gốc từ loài chó Tây cổ đại, ngày nay đã tuyệt chủng.
Một nghiên cứu khác vào năm 2013 của nhà nghiên cứu Bob Wayne từ Đại học Califfornia (Mỹ) cho thấy loài chó đã được thuần hóa tại châu Âu hoặc miền Tây Siberia, từ cách đây 18.800 đến 32.100 năm. Nhóm của ông đã phân tích ADN của 126 con chó và sói hiện đại, và nghiên cứu 18 bộ di cốt hóa thạch.
Phản bác lại ý kiến trên, nhà nghiên cứu Peter Savolainen từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH tại Stockholm (Thụy Điển) cho rằng, Trung Quốc là nơi xuất phát nguồn gốc của loài chó từ 33.000 năm trước, chúng có nguồn gen rất đa dạng. Sau đó, một bộ phận đã di cư về phía Tây cách đây 18.000 năm.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện hóa thạch chó 15.000 năm ở vùng Tây Âu, 12.500 năm ở vùng Đông Á, nhưng tuyệt nhiên không có hóa thạch nào 8.000 năm tuổi trong khoảng thời gian này cả.
“Liệu có phải chúng chỉ mất một tuần để đi từ Đông Á sang Tây Âu và sau đó 4.000 năm sau mới quay trở lại?” – ông Larson nêu nghi vấn.
Dựa trên những dữ liệu trên đây, loài chó đã được thuần hóa tới hai lần cũng là kết luận của bà Mietje Genompré, nhà khảo cổ học từ Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ.
Tuy nhiên, câu hỏi về nguồn gốc thực sự của loài chó cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp chính xác.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn
Vị tướng lớn lên từ "Thép đã tôi thế đấy"
Vị Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiều mối nhân duyên với xứ sở Bạch Dương. Ý chí, khát vọng bỏng cháy được cống hiến cho dân tộc, Tổ quốc trong ông được nuôi lớn bởi những trang sách, văn học Nga. Tình cảm với nước Nga theo ông suốt sự nghiệp và cuộc đời.
2025-05-09 08:39:37
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0
Xác định việc bảo vệ “Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thường xuyên, suốt đời và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong mỗi người đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng ra sức rèn luyện và cố gắng, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
2025-05-08 14:13:03
Thống nhất về giao thông, nhà ở khi cán bộ Hải Dương về Hải Phòng làm việc
TP.Hải Phòng và tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp, nghe báo cáo việc triển khai kết luận các nhiệm vụ về tổ chức giao thông kết nối giữa hai địa phương; quy hoạch, chương trình; tình hình thực hiện một số dự án khu đô thị nhà ở lớn trên địa bàn Thành phố
2025-05-08 13:54:52
Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên
Hôm nay, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, đây không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng mới của sự sang trọng, tiện nghi bậc nhất giữa núi rừng Tây Bắc.
2025-05-07 14:35:07
Hiệp hội VAIDE: Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ
Thực hiện chương trình công tác năm 2025 của Hiệp hội, sáng ngày 07/5 Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ.
2025-05-07 13:25:00
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức
Ngày 05/05/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức.
2025-05-07 10:35:00