Long An: Tiếp tục tạo sức bật trong thúc đẩy phát triển kinh tế

2019-12-05 14:35:57 0 Bình luận
Long An có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Long An đóng vai là cầu nối giữa trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long ở phía Nam, có cửa Sông Soài Rạp hướng ra biển Đông với Cảng quốc tế Long An đã đi vào hoạt động, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 DTW, có đường biên giới tiếp giáp với vương quốc Campuchia dài 133 km với cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây và 3 cửa khẩu phụ sẽ nâng cấp lên cửa khẩu quốc gia.

Thời gian qua Long An luôn không ngừng tiếp tục đổi mới để tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế- xã hội, để biết rõ hơn về sự tích cực thúc đẩy phát triển của Long An, Phóng viên được trao đổi với Ông Trần Văn Cần- Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết:

 Ông Trần Văn Cần- Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Một số nét nổi bậc trong phát triển kinh tế - xã hội mà Long An đạt được, thưa ông?

Nền kinh tế Long An đã đạt được sự tăng trưởng và sức bật mới. Giai đoạn 2016 - 2018 phát triển khá, các chỉ tiêu trên lĩnh vực kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn này đạt khoảng 9,65%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (9-9,5%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại - nông nghiệp (đến hết năm 2018, khu vực I chiếm tỷ trọng 17,27%, khu vực II chiếm tỷ trọng 47,5% và khu vực III chiếm tỷ trọng 35,23%); GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 68,62 triệu đồng/người/năm.

Trên lĩnh vực nông nghiệp: Chương trình đột phá phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân, trong đó tập trung trên 03 cây trồng và 01 vật nuôi chủ lực là lúa, thanh long, rau và bò thịt. Mô hình liên kết, hợp tác sản suất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Bước đầu đã ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ nông sản với nhiều tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 15,2% giai đoạn 2016 - 2018; nhiều nhóm ngành công nghiệp chủ lực phát triển tốt. Sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố, nâng cao với các ngành chủ lực như cơ khí chế tạo, sợi, may mặc, chế biến thực phẩm...

Đến nay, tỉnh Long An có giá trị sản xuất công nghiệp tương đối lớn, năm 2018 đạt trên 212.000 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Có 16 khu công nghiệp đang hoạt động với diện tích 2.251,86 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 85,04% và 22 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích 1.095 ha, tỷ lệ lấp đầy 86,55%. Hiện có nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong  nước, nước ngoài đang tiếp cận để đăng ký đầu tư với qui mô dự án từ 1.000 -6.000 ha.

Kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, góp phần tăng khả năng kết nối khu vực và các vùng địa phương. 03 công trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã được đạt kết quả bước đầu, kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh với Cảng Quốc tế Long An, tạo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, hàng hóa qua Cảng Quốc tế Long An; 14 công trình thuộc Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh thì đến nay đã hoàn thành được 04 công trình, 08 công trình đang triển khai thi công, 02 công trình chuẩn bị khởi công. Ngoài ra, tỉnh đã đưa vào sử dụng nhiều dự án giao thông quan trọng như ĐT.824; ĐT.826B đoạn từ QL50 - đồn Rạch Cát; công trình sửa chữa ĐT.821 đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến bến đò Sông Vàm Cỏ Đông, huyện Đức Hòa,...

Về Thương mại - dịch vụ: tăng trưởng ổn định, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khoảng 7,1%/năm. Thị trường nội địa tăng trưởng khá, hàng hóa đa dạng, phong phú, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến, doanh thu dịch vụ đạt kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 5.100 triệu USD.

Nguồn thu ngân sách của tỉnh ngày càng tăng, năm 2018 tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 15.306 tỷ đồng, dẫn đầu khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện để tỉnh hướng đến tự cân đối sau năm 2020 và tăng đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Văn hóa - xã hội phát triển ổn định, huy động tốt các nguồn lực đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, hưởng thụ văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,96% tổng số xã trên địa bàn (kế hoạch đến năm 2020 có 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới). Nhiệm vụ quốc phòng an ninh nội chính, đối ngoại được tăng cường. Hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng lên.

Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh luôn vị trí dẫn đầu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cụ thể: tính thời điểm tháng 5/2019 đã thu hút được 975 dự án FDI với vốn đăng ký là 6.106 triệu USD; 1.785 dự án trong nước, vốn đăng ký 212.401 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đến nay có 10.082 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 278.469 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu tư của tỉnh luôn có nhiều nổi bật, tỉnh đã tiếp nhận các dự án đầu tư lớn về năng lượng mặt trời; các dự án khu dân cư, đô thị, công nghiệp khu vực phía Bắc huyện Bến Lức và các dự án khu công nghiệp theo quy hoạch khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các dự án cụm công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh.

Từ đầu năm 2019, Long An xác định tập trung thực hiện tốt các giải pháp cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Theo dõi thúc đẩy hỗ trợ thiết thực tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời giải quyết khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, kết quả cho thấy 9 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An ước đạt 4,46 tỉ USD, tăng 16,6% so cùng kỳ năm 2018 (tăng 17,9%). kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,27 tỉ USD, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2018 (tăng 7,5%). Trong đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu mang về giá trị lớn nhất là hàng may mặc, đạt 924 triệu USD, tăng 29,1%; kế đến là mặt hàng giày da đạt 694,4 triệu USD, tăng 18,6% so cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, 9 tháng năm 2019, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh xuất khẩu gạo ước đạt 521.520 tấn, đạt kim ngạch 222,3 triệu USD, tăng 28,8% về lượng và tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2018. 

Xin cho biết động lực thúc đẩy kinh tế của Long An đạt được sự tăng trưởng trong thời gian qua, thưa ông?

Tỉnh Long An có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển hài hòa cả công nghiệp và nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Quỹ đất để phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp khá dồi dào (khoảng 15.000 ha), đất sản xuất nông nghiệp trên 330.000 ha, đất rừng trên 30.000 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 8.500 ha.

Những năm qua với việc làm thiết thực đã tạo nên sức bật mới của Long An, tỉnh khai thực hiện tốt công tác quy hoạch nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phân bổ không gian phát triển hợp lý. Ngay từ năm 2009, tỉnh đã thuê đơn vị tư vấn Nhật Bản xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo tư duy đột phá và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10/2012. Đây là quy hoạch được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao trong việc phân bố không gian phát triển cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

Thực hiện thúc đẩy đầu tư kết cấu hạ tầng: Từ những năm đầu 2000 Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trọng tâm là phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điêm của tỉnh, bao gồm các huyện tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tân An.

Vấn đề quan trọng là các cấp Đảng, chính quyền của tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, an toàn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ngoài việc nỗ lực công khai, minh bạch, tỉnh nỗ lực cắt giảm thời gian và số lần đi lại của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính. Đến nay tỉnh đã hình thành được hệ thống trung tâm hành chính công từ tỉnh đến huyện và đang mở rộng mô hình chuyển giao sang hệ thống dịch vụ công của bưu điện. Đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh thường xuyên tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Điều này thể hiện qua Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm của tỉnh (PCI) luôn nằm ở nhóm “tốt”, năm 2018 đạt 68,09 điểm, xếp thứ 03/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 01 hạng so với năm 2017.

Đặt biệt là tỉnh tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao, công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỉnh xem đây là yếu tố mang tính quyết định, trọng tâm là nâng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại của tỉnh.

Trân trọng cảm ơn!                                                           

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBank tung ưu đãi lớn: “Sinh trắc học ngay – iPhone về tay”

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 17 quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán và Thông tư 18 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, nhằm kiểm soát giao dịch chặt chẽ hơn, giảm thiểu các hành vi lừa đảo thông qua hệ thống ngân hàng.
2024-11-08 09:17:53

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ 'điểm nghẽn, nút thắt' có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật

Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.
2024-11-07 17:42:29

Hà Nội: Vụ án “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản” -Bản án sơ thẩm đã ngã ngũ

Vụ việc Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản đã ngã ngũ với bản án sơ thẩm số 76/2021/KDTM-ST ngày 15/7/2021 tại Toà án nhân dân huyện Gia Lâm- TP. Hà Nội.
2024-11-07 15:47:20

Thành phố Hạ Long: Sơ kết đợt 1 thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thành phố Hạ Long vừa Sơ kết đợt 1 thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025- 2030; kết quả phong trào vận động nhân dân trồng thay thế, bổ sung cây bóng mát, cây xanh cảnh quan, cây có hoa gắn với thực hiện đề án “Hạ Long - Thành phố của Hoa”; Kết quả hỗ trợ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3(Yagi) gây ra trên địa bàn thành phố.
2024-11-07 15:39:53

Hải Phòng dịch chuyển đơn vị hành chính một số quận huyện

Thực hiện Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của TP.Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025”, 3 xã (An Hồng, Đại bản, An Hưng) của huyện An Dương sẽ được sáp nhập vào quận Hồng Bàng từ ngày 1/1/2025.
2024-11-07 07:24:38

Hà Giang: Phát hiện, xử lý 2.125 học sinh vi phạm luật giao thông trong 1 tháng cao điểm

Trong tháng 10, Lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Giang đã phát hiện, xử lý 2.125 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông trên địa bàn tỉnh.
2024-11-06 23:08:31
Đang tải...