Mất đôi chân, nằm trên xe lăn vẫn vượt khó làm giàu

2021-06-29 15:37:52 0 Bình luận
Đó là ông Đinh Văn Phượng ở làng Xuân Tiên, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Một người khuyết tật (NKT) đặc biệt nặng đã chiến thắng chính bản thân, tự tin vượt khó làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Ông cũng là Chủ tịch Hội NKT cấp huyện tiêu biểu, một minh chứng sống động về NKT không phải là gánh nặng cho xã hội, vẫn có thể tạo nên những giá trị làm đẹp cho đời.

Ông Đinh Văn Phượng nằm trên xe lăn điện trực tiếp đi kiểm tra trang trại nuôi con giống thủy hải sản tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - Ảnh: Hồ Thanh

Về tận nơi tìm hiểu, chúng tôi được biết Đinh Văn Phượng sinh ngày 28-5-1963, con thứ tư trong một gia đình có 7 anh chị em (3 gái, 4 trai) là một thanh niên đẹp trai, khỏe mạnh. Tháng 9-1982 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tình nguyện nhập ngũ vào quân đội, được chỉ huy đơn vị chọn làm chiến sĩ công vụ của Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 Sao Vàng. Năm 1984 ông cùng đồng đội đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại các tỉnh biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên). Năm 1987, thượng sĩ Đinh Văn Phượng được phục viên về quê hương khi đang tràn đầy sức trẻ. Nhưng một tai họa đã bất ngờ ập xuống khi ông trở lại đơn vị cũ để đổi quyết định từ phục viên sang chuyển ngành. Đó là một ngày tháng 6 năm 1988, trên đường về Đinh Văn Phượng cùng nhiều đồng đội khác đi nhờ chiếc xe ô tô Giải Phóng của Sư đoàn 347. Khi qua dốc cua tay áo Khau Phụ (Văn Mịch, Bình Gia, Lạng Sơn) đã xảy ra một tai nạn nghiêm trọng làm 3 người chết, nhiều người bị thương. Trong đó Đinh Văn Phượng bị thương nặng nhất do bị xe đè lên người làm gãy cột sống (đốt 9, đốt 10), dập hai bên xương chậu và gãy 3 dẻ xương sườn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã cấp cứu, băng bó các vết thương cho ông, sau đó chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức. Với những vết thương quá nặng, các bác sĩ khi đó chẩn đoán ông chỉ còn có thể sống thêm được 3 tháng. Nhưng rồi ông vẫn sống nhờ sức trẻ và gia đình đã tìm đủ mọi cách để chữa trị các vết thương tại Bệnh viện huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Do quá đau đớn, bi quan, nghĩ sống không bằng chết nên có lần ông đã xin thuốc ngủ góp dần lại được 24 viên để tự tử nhưng do thuốc để lâu, bị mục nên chỉ bị mê man bất tỉnh mấy ngày rồi tỉnh lại.

Khi vết thương liền da, ông đã trải qua hơn chục năm đau đớn, nằm liệt giường, hai chân bị hoại tử phải cắt bỏ, rồi mổ bàng quang, đặt ống dẫn lưu, tán sỏi thận. Khi tán sỏi thận lần thứ hai ông còn bị sốc phản vệ, tưởng không qua khỏi, nhưng rồi vẫn cứu được. Ông chỉ còn nửa thân người trên, đại tiện, tiểu tiện qua ống dẫn vào túi đeo bên người, lại chỉ được nằm sấp, không thể ngồi dậy được. Trong hoàn cảnh, tư thế sinh hoạt như vậy, người bình thường việc duy trì sự tồn tại đã là khó khăn, nhưng với ông Phượng lại khác.

Ông Đinh Văn Phượng nằm trên chiếc xe lăn điện chuẩn bị bước vào ngày làm việc mới.

Sau rất nhiều ngày đêm suy nghĩ, ông quyết chí tự mình vượt lên nỗi đau, chấp nhận số phận nghiệt ngã để từng bước tạo dựng, tìm kiếm  niềm vui từ công việc. Ông lần lượt thử nghiệm, tự làm các công việc ưa thích, phù hợp hoàn cảnh của mình như dạy trẻ con trong làng đang học kém, thêu gối cưới cho các đôi uyên ương, tự học để sửa chữa radio catset. Hơn thế, năm 2006 ông còn thành lập Công ty cổ phần Đinh Phương chuyên trục vớt tàu biển, bản thân trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Một thời, công ty của ông độc quyền về trục vớt tàu biển, thực sự “ăn nên làm ra” khiến nhiều người mơ ước.

Khu đầm ao nuôi con giống thủy sản của ông Đinh Văn Phượng thường xuyên được vệ sinh, xử lý đúng kỹ thuật, bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Khi nghề nuôi vạng xuất khẩu phát triển, ông bỏ nghề trục vớt tàu biển chuyển sang nuôi vạng tại khu trang trại rộng hơn chục héc ta ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thực hiện phương châm “Lấy ngắn nuôi dài” ông đầu tư kinh phí, vay thêm vốn, thuê người làm đến đâu chắc chắn đến đó. Theo  ông Phượng, thời điểm đó 1 hec ta đầm nuôi vạng nếu bỏ ra 100 triệu đồng, chỉ sau một năm đã có thể thu về gấp 10 lần (khoảng 1 tỷ đồng). Cũng nhờ vậy ông mới có nguồn vốn lớn để tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi trồng thủy hải sản, chăm sóc bản thân, gia đình và tạo việc làm cho người lao động.

Một góc khu trang trại nuôi con giống thủy sản của ông Đinh Văn Phượng tại xã Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định)

Năm 2012, ông mua một chiếc xe lăn điện dành riêng cho NKT rồi tháo bỏ ghế ngồi, tự chế chỗ nằm phù hợp với bản thân để di chuyển đi lại, trực tiếp đến kiểm tra, chỉ đạo nuôi trồng thủy sản tại các trang trại. Tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu ông có trang trại rộng hơn 7 héc ta chuyên sản xuất giống ngao, hàu, vạng, sau khi thu hoạch xong lại chuyển sang nuôi tôm thịt. Ở làng Xuân Tiên, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy ông có 2,26 hec ta đấu thầu diện tích đất bỏ hoang cùng 5 hec ta trồng phi lao dài 1,5 km ven bờ biển. Năm 2014, Hội NKT huyện Giao Thủy được thành lập, ban đầu có 42 hội viên, ông được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội. Bằng sự nỗ lực tâm huyết của mình, ông Đinh Văn Phượng trực tiếp lo toan xây dựng một cơ sở sản xuất tập trung cho Hội NKT trị giá gần 2 tỷ đồng tại xã Giao Xuân để sản xuất chiếu gỗ, áo ghế xe ô tô xuất khẩu sang Trung Quốc. Khu đầm ao nuôi con giống thủy sản của ông mỗi năm mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều hội viên NKT và lao động tại địa phương. Khi chúng tôi về Giao Xuân, ông nằm trên xe lăn điện trực tiếp dẫn đường, giúp chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh đào ao nuôi cá chạch sụn tại cơ sở sản xuất tập trung của Hội. Vừa tạo việc làm phù hợp, hiệu quả, ông Phượng còn là cầu nối se duyên mát tay cho nhiều hội viên nam nữ là NKT, giúp họ xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Đến nay, Hội NKT huyện Giao Thủy đã có hơn 100 hội viên, là một đơn vị vững mạnh tiêu biểu của Hội NKT tỉnh Nam Định.

Chủ tịch Hội NKT huyện Giao Thủy Đinh Văn Phượng trao đổi công việc hàng ngày với hội viên NKT tại cơ sở sản xuất tập trung của NKT ở xã Giao Xuân.

Có thể nói, chúng tôi thật may mắn khi được gặp một NKT trí óc thông minh, nghị lực phi thường như ông Đinh Văn Phượng. Người dân ở đây cho biết: Ông Đinh Văn Phượng là người có tỷ lệ khuyết tật 91%, đúng là từ cõi chết trở về, phải nằm trên xe lăn, trông thương lắm. Thế nhưng ông Phượng không những tự làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều hội viên NKT, người dân địa phương gặp hoàn cảnh khó khăn. Đã 5 năm nay ông còn nuôi nấng, cưu mang một gia đình nghèo, người dân tộc Khơ - mú gồm 3 người, quê tận huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Người bố được ông chỉ bảo, truyền nghề nuôi trồng thủy sản, được trả lương hàng tháng như mọi người khác, hai đứa con trai được ông chăm sóc, bố trí trông coi nhà cửa và trang trại.

Khu nhà riêng khang trang, đẹp mắt rộng 216 m2 của ông Đinh Văn Phượng tại làng Xuân Tiên, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ở làng Xuân Tiên, xã Giao Xuân, chúng tôi thật sự khâm phục, thích thú khi được ngắm nghía ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp mắt, có diện tích 216 m2 do ông tự thiết kế, đầu tư xây dựng. Và chúng tôi càng bất ngờ, cảm phục hơn khi ông cho biết bản thân vừa mua đất, xây hoàn thiện một căn hộ rộng 250 m2 ngay tại Khu Đô thị mới Thanh Hà (Hà Đông, Hà Nội). Những thành quả nói trên đối với một người bình thường cả đời nỗ lực phấn đấu, cả gặp may mắn mới có thể thực hiện được. Nhưng một NKT không còn đôi chân, phải nằm sấp để di chuyển trên xe lăn như ông Đinh Văn Phượng quả thực là một huyền thoại, xứng đáng được trân trọng, tôn vinh./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...