Mỗi năm 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề

2021-03-18 08:00:00 0 Bình luận
Theo kết quả Điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 6,2 triệu người khuyết tật; gần 12 triệu người (khoảng 13% dân số) sống chung trong gia đình có người khuyết tật.

Các học viên người khuyết tật học nghề thêu tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Đa số người khuyết tật ở Việt Nam thuộc hộ nghèo, chưa bao giờ đi học hoặc không có bằng cấp và trong độ tuổi lao động, sống ở nông thôn. Công việc chính của họ là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp; công việc không ổn định và thu nhập thấp. Đây là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, do đó, cần có nhiều giải pháp, chính sách để trợ giúp, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động của người khuyết tật, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết: Việt Nam đã hình thành hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở 20 tỉnh, thành phố, trong đó có 18 trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện, 7 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Nước ta cũng phát triển được mạng lưới giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở 63 tỉnh, thành phố; một số giáo trình, tài liệu phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật đã được biên soạn. Số lượng học sinh khuyết tật được đến trường trong giai đoạn 2012 - 2020 đã tăng khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000 - 2010. Chất lượng học tập của trẻ khuyết tật được nâng cao, trên 45,8% trẻ khuyết tật được xếp loại học lực trung bình trở lên. 

Các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Giáo dục đặc biệt, tập huấn cho cán bộ quản lý cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố về quản lý, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm, hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập, xây dựng tài liệu giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật…

Thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy, đến nay đã có 282.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, trong đó có 210.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề; 50.000 người khuyết tật được tư vấn, giới thiệu việc làm; 22.000 người được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Các cơ quan chức năng đã góp phần tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho hàng nghìn người dạy nghề. Trong đó hơn 3.350 giáo viên đã tham gia dạy nghề cho người khuyết tật ở hàng trăm cơ sở, mỗi năm hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 20.000 người khuyết tật theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Văn Hồi nêu rõ: Trong năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 90% người khuyết tật gặp hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng kịp thời. Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đẩy mạnh truyền thông, thu hút sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12) với các hoạt động như: hội trợ triển lãm sản phẩm của người khuyết tật, diễn đàn việc làm đối với người khuyết tật, kết nối với các doanh nghiệp đưa người khuyết tật vào làm việc...

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng bộ Phường Dương Nội nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề tại Hội nghị Toàn quốc Tập huấn Công tác Kiểm tra, Giám sát năm 2025

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2025, trong không khí trang trọng và nghiêm túc, Đảng ủy phường Dương Nội đã tổ chức thành công điểm cầu trực tuyến tham dự Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025.
2025-07-14 17:25:00

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Đang tải...