Môn Lịch sử và Địa lý: Được điều chỉnh theo điều kiện giáo dục của địa phương

2018-01-18 10:06:53 0 Bình luận
Theo dự thảo chương trình bộ môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS là môn học bắt buộc ở cấp trung học cơ sở trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Môn Lịch sử và Địa lý cung cấp công cụ của các khoa học lịch sử và địa lý để học sinh biết cách thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình thành ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lý, các mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản, sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.

Chương trình thể hiện ba mức độ tích hợp nội dung Lịch sử và Địa lý là: Tích hợp nội môn, tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và tích hợp nội dung Địa lý trong những phần phù hợp của bài Lịch sử, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa các kiến thức của hai phân môn và cuối cùng là tích hợp tạo thành chủ đề chung.



Chương trình và sách giáo khoa Lịch sử hiện hành viết riêng lịch sử thế giới, sau đó là lịch sử Việt Nam. Nội dung Lịch sử trong chương trình mới ở trung học cơ sở lấy trục lịch đại (thời gian làm trục xuyên suốt, vì thế, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới – khu vực – Việt Nam – lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong tích hợp của phân môn lịch sử.

Do đặc thù của khoa học Địa lý, tích hợp trong chương trình là tích hợp đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song phương” giữa Địa lý và một môn học nhất định. Tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lý là rất lớn, còn việc vận dụng sẽ phát triển từ mức độ thấp đến mức độ cao. Trong mọi trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn, và điều này làm tăng chất lượng dạy học Địa lý, tăng hứng thú cho học sinh khi học Địa lý.

Về tích hợp lịch sử – địa lý trong nội dung cụ thể của chương: Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý khi học Lịch sử đòi hỏi học sinh biết đặt các sự kiện lịch sử trong các bối cảnh địa lý, biết đánh giá tác động của các nhân tố địa lý đối với tiến trình lịch sử. Đối với sự hình thành các xã hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các điều kiện cổ địa lý của chính thời đại đó. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ lịch sử, địa lý trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.

Khi xem xét một hiện tượng địa lý có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái, thực ra là đã thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ngay ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên trái đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên trái đất.

Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lý với thời lượng phù hợp ở các lớp. Chương trình, nhất là sách giáo khoa sau này sẽ sử dụng kiến thức liên môn một cách rộng hơn trong các chương bài của Lịch sử, Địa lý, có sự kết nối với ngày nay.

Trong nội dung giáo dục Địa lý, mạch nội dung đi từ địa lý đại cương đến địa lý khu vực và địa lý Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kiến thức và kỹ năng trụ cột, kết nối kiến thức và kỹ năng để hình thành và phát triển năng lực phù hợp với đặc trưng của khoa học Lịch sử và khoa học Địa lý.

Chương trình Lịch sử của cả ba cấp khác với chương trình trước đây ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Ở cấp trung học cơ sở, học sinh sẽ được học lịch sử từ nguyên thuỷ cho đến nay. Do đó những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại.

Sự khác biệt về mức độ chương trình trung học cơ sở không phải chỉ ở khối lượng nội dung, ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu là mức độ nhận thức rất cơ bản ở trung học cơ sở về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các biến chuyển lịch sử, của sự đa dạng các mô hình xã hội, về lý luận nhận thức xã hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kỹ năng học tập, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

Chương trình Địa lý ở cấp trung học cơ sở, căn cứ vào tâm lý lứa tuổi của học sinh và đặc điểm môn học, được phát triển theo logic: từ địa lý tự nhiên đại cương ở lớp 6 đến địa lý các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lý tự nhiên Việt Nam (lớp 8) và địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam (lớp 9).

Logic này đảm bảo để khi hoàn thành chương trình môn học ở trung học cơ sở, học sinh sẽ có kiến thức khá cơ bản và phổ thông về địa lý học, đặc biệt là về địa lý Việt Nam để học tiếp trung học phổ thông hay tham gia lao động sau trung học cơ sở.

Chương trình có tính mở, cho phép có những điều chỉnh tuỳ theo điều kiện giáo dục của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh giỏi, học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt).

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp trung học cơ sở chú trọng việc đổi mới phương pháp giáo dục, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Chương trình khuyến khích việc xây dựng các phòng học bộ môn ở những nơi có điều kiện; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình, bao gồm các loại bản đồ, hiện vật, phương tiện nghe – nhìn,... Học sinh cần được tham gia các buổi tham quan, học tập ở thực địa, có các hoạt động học tập theo nhóm để giải quyết những bài tập nhận thức có mức độ phức tạp khác nhau.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo.
2025-01-12 09:45:04

Nghệ An: Hơn 132 tỷ đồng ủng hộ 'Tết vì người nghèo' Xuân Ất Tỵ 2025

Hưởng ứng Thư kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An về ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết Ất Tỵ 2025, đến nay toàn tỉnh đã huy động được hơn 132 tỷ đồng ủng hộ người nghèo đón Tết.
2025-01-11 21:02:00

Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?

Với những lợi thế nổi bật đem lại tiềm năng gia tăng giá trị và khai thác kinh doanh, khu tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond tại Đà Nẵng đang trở thành tâm điểm chú ý của nhóm khách đầu tư mới trong lĩnh vực địa ốc.
2025-01-11 14:51:57

Khai trương khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel, sẵn sàng đón làn sóng du lịch mạnh mẽ đến với Hà Nam

Ngay những ngày đầu năm mới 2025, khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel nằm trong khu phức hợp thể thao và du lịch Legend Valley Country Club đã khai trương và sẵn sàng cung cấp một cơ sở lưu trú chất lượng cho ngành du lịch của tỉnh Hà Nam, ngôi sao mới trên bản đồ du lịch của khu vực phía Bắc cũng như của Việt Nam.
2025-01-11 14:31:02

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Ấn tượng mùa xuân chiến dịch lòng phơi phới cờ bay

Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng kể về mùa xuân chiến dịch với những ấn tượng không thể phai mờ trong cuộc đời binh nghiệp và trong cả một thế hệ hào hùng của những bước hành quân mùa xuân mà lòng phơi phới cờ bay. Nhân dịp chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tạp chí Hoà Nhập xin trân trọng gửi tới quý vị độc giả cuộc phỏng vấn Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng về những kỷ niệm ấn tượng của mùa xuân chiến dịch.
2025-01-11 12:18:04

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà và chúc Tết tại Phú Thọ

Ngày 10/1/2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ; tặng quà người có công, gia đình chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
2025-01-11 02:03:34
Đang tải...