Một năm sau nghị quyết xử lý nợ xấu: Thiết thực và hiệu quả!

2018-08-31 15:16:37 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 28/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, ủy ban của Quốc hội, Toà án nhân dân Tối cao đã tới dự.

Theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, hiện nay, năng lực tài chính của các Tổ chức tín dụng (TCTD) được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm.

Tính đến ngày 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống Ngân hàng ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016.

Đai diện NHNN phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: DB)

Cùng với đó, chất lượng tín dụng cũng đã được cải thiện. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Tính đến cuối tháng 6/2018 tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với mức 2,46% tại thời điểm 31/12/2016. Đến 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng).

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 đạt 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu (xác định theo Nghị quyết 42) đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt đạt 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).

Nhờ được trao thêm nhiều quyền năng cho cả phía ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng như công an, tòa án, chính quyền địa phương.

Về phía VAMC, ông Nguyễn Tiến Đông (chủ tịch VAMC) cho biết, lũy kế đến hết 15/8/2018, VAMC phối hợp với các TCTD xử lý nợ đạt 98,976 nghìn tỷ đồng trên tổng 309,711 tỷ đồng đối với các khoản nợ mua bằng Trái phiếu đặc biệt.

Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 42, riêng năm 2017 và 8 tháng đầu năm 2018, VAMC đã thu hồi được 48,017 nghìn tỷ đồng tức gần bằng tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó.

Theo ông Nguyễn Tiến Đông, thông qua Nghị quyết 42, quyền chủ nợ của VAMC, TCTD được khẳng định và bảo vệ thông qua các quy định rõ ràng về quyền xử lý tài sản; quyền ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ khi xử lý TSBĐ của khách hàng, bên bảo đảm, quan hệ của chủ thể là đối tượng đi vay và người đi vay trở về đúng bản chất của giao dịch dân sự kinh tế là “có vay phải có trả”.

Qua đó, VAMC và các TCTD đã tự tin hơn trong hoạt động xử lý nợ xấu, nợ xấu được xử lý nhanh chóng, thực chất và hiệu quả hơn. Ông Đông cho biết: “Kể từ khi có Nghị quyết 42, sự phối hợp giữa VAMC, các TCTD với các cấp các ngành, từ trung ương đến địa phương trong hoạt động xử lý nợ xấu có chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn, đặc biệt trong công tác xử lý, chuyển nhượng tài sản bảo đảm (TSBĐ)”.

Với vai trò là Thống đốc NHNN, ông Lê Minh Hưng khẳng định: “Những kết quả đạt được trong thời gian qua đối với xử lý nợ xấu là rất tích cực. Nhìn lại quá trình từ khi triển khai xây dựng tới ban hành có thể thấy chúng ta hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong một thời gian ngắn”.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trên cơ sở Nghị quyết 42 và Luật các TCTD NHNN đã ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn để đảm bảo tính minh bạch, tăng cường kiểm soát nội bộ, cải thiện môi trường kinh doanh cho hoạt động ngân hàng.

Thống đốc cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa ngành Ngân hàng với các Bộ, ngành để triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ cho biết: "khung khổ pháp lý để cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được Quốc hội, Chính phủ ban hành hiện nay có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của ngành ngân hàng".

Thực tế cho thấy, Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 đã mang lại niềm tin đối với ngành ngân hàng, người dân và doanh nghiệp trong xử lý nợ xấu, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội. Cùng với việc sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 đã trở thành công cụ quan trọng trong tái cơ cấu hệ thống và xử lý nợ xấu.

“Các khung khổ pháp lý ban hành hiện nay có ý nghĩa lịch sử của hoạt động ngân hàng, thể hiện tư duy, tầm nhìn của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng đánh giá cao vai trò của NHNN với thái độ chuyên nghiệp, bản lĩnh, tận tụy quyết định sự thành công của cơ cấu lại các TCTD trong giai đoạn vừa qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tới nền kinh tế trong nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26
Đang tải...